logo

Đột biến cấu trúc NST làm cho các gen trở nên gần nhau hơn thuộc dạng đột biến

icon_facebook

Các tác nhân gây đột biến làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp trao đổi chéo hoặc trực tiếp làm đứt gãy NST, làm phá vỡ cấu trúc NST → thay đổi số lượng gen và trình tự sắp xếp gen, làm thay đổi hình dạng NST. Cơ chế phát sinh lặp đoạn là do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST tương đồng hoặc giữa 2 cromatit của cùng 1 NST. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn hơn thuộc dạng đột biến mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.


Câu hỏi: Đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn hơn thuộc dạng đột biến

A. Lặp đoạn, đảo đoạn, mất đoạn

B. Mất đoạn, đảo đoạn

C. Lặp đoạn, chuyển đoạn

D. Mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn

Trả lời:

 Đáp án đúng: D. Mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn hơn thuộc dạng đột biến mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

>>> Xem thêm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc của


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn hơn thuộc dạng đột biến mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Mất đoạn: là nhiễm sắc thể bị mất một đoạn (đoạn đó không chứa tâm động) do đứt, gãy nhiễm sắc thể hoặc trao đổi chéo không đều. Làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể, thường gây chết hoặc giảm sức sống. Xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể, loại bỏ các gen gây hại.

Đảo đoạn: Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó bị đứt rồi quay ngược 180 độ và nối lại vào nhiễm sắc thể (có thể chứa tâm động hoặc không) làm thay đổi trật tự phân bố gen. Loại đột biến này ít gây ảnh hưởng đến sức sống của cá thể, góp phần tăng cường sự sai khác giữa các nhiễm sắc thể tương đồng giữa các nòi thuộc một loài vì vật chất di truyền không bị mất. Sắp xếp lại trật tự các gen trên nhiễm sắc thể dẫn đến tăng sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng một nòi, ít ảnh hưởng tới sức sống. Sự sắp lại gen trên nhiễm sắc thể do đảo đoạn góp phần tạo sự đa dạng.

Chuyển đoạn: Một đoạn nhiễm sắc thể được chuyển dịch trên cùng một nhiễm sắc thể hay giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau. Cả hai nhiễm sắc thể cùng cho và nhận một đoạn (chuyển đoạn tương hỗ) hay một bên cho, một bên nhận (chuyển đoạn không tương hỗ), làm thay đổi các nhóm gen liên kết. Đột biến chuyển đoạn thường gây chết, giảm hoặc mất khả năng sinh sản. Trong thiên nhiên đã phát hiện được nhiều chuyển đoạn nhỏ (đậu, lúa, chuối) đã vận dụng chèn gen cố định nitơ của vi khuẩn vào hệ gen của hướng dương tạo hàm lượng nitơ cao trong dầu hướng dương. Ở người, chuyển đoạn không cân giữa nhiễm sắc thể 22 với nhiễm sắc thể 9 tạo ra nhiễm sắc thể 22 ngắn hơn bình thường gây bệnh ung thư bạch cầu.

Như vậy, qua giải thích trên ta biết được đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn hơn thuộc dạng đột biến mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Đột biến cấu trúc NST làm cho các gen trở nên gần nhau hơn thuộc dạng đột biến
Đột biến cấu trúc NST làm cho các gen trở nên gần nhau hơn thuộc dạng đột biến
Đột biến cấu trúc NST làm cho các gen trở nên gần nhau hơn thuộc dạng đột biến

>>> Xem thêm: Đột biến cấu trúc NST làm cho các gen trở nên xa nhau hơn thuộc đột biến


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về cấu trúc NST

Câu 1: Tìm số phát biểu đúng

I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể về bản chất có sự sắp xếp lại trong khối gen chỉ trong một nhiễm sắc thể

II. Đột biến thêm một cặp nucleotit là dễ xảy ra nhất.

III. Hóa chất 5_Brom Uraxin có cấu trúc tương tự nucleotit loại T dẫn tới dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

IV. Xét ở cấp độ phân tử phần lớn các đột biến điểm là có hại.

A. 1.     

B. 3.     

C. 4.    

D. 2.

Đáp án đúng là: A

Câu 2: Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:

+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.

+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.

Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế :

A. Chuyển đoạn không tương hỗ.

B. Phân li độc lập của các NST.

C. Trao đổi chéo.

D. Đảo đoạn.

Đáp án đúng là: C

Câu 3: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.

II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột biến.

A. 1.     

B. 2.     

C. 3.    

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Câu 4: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?

A. Mất đoạn     

B. Lặp đoạn

C. Chuyển đoạn nhỏ    

D. Đảo đoạn

Đáp án đúng là: A

Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là

A. Đột biến mất đoạn.

B. Đột biến đảo đoạn,

C. Đột biến lặp đoạn.

D. Đột biến chuyển đoạn.

Đáp án đúng là: C

--------------------------------

Trên đây chúng tôi vừa giải đáp câu hỏi “Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn hơn thuộc dạng đột biến”. Bài viết đã giải thích chi tiết và kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về cấu trúc NST. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho học tập, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 27/06/2022 - Cập nhật : 08/07/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads