logo

Động vật nguyên sinh thuộc giới nào?

Động vật nguyên sinh có khả năng chuyển động và dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. Chúng có phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác. Đây là khác biệt chính so với thực vật nguyên sinh. Động vật nguyên sinh thuộc giới động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy.


Trắc nghiệm: Động vật nguyên sinh thuộc giới nào?

A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy 

B. Động vật, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy 

C. Động vật thủy sinh, thực vật thủy sinh và nấm nhầy 

D. Động vật, thực vật và nấm

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy

Động vật nguyên sinh thuộc giới động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Những nhóm sinh vật thuộc giới nguyên sinh là: động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Giới và hệ thống phân loại 5 giới

a. Khái niệm

- Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

- Hệ thống phân loại từ thấp đến cao như sau: Loài (species) → chi (genus) → họ (family) → bộ (ordo) → lớp (class) → ngành (division) → giới (regnum).

b. Hệ thống phân loại 5 giới

 Dựa vào những đặc điểm chung của mỗi nhóm sinh vật, hai nhà khoa học: Whittaker và Margulis đưa ra hệ thống phân loại giới:

- Giới Khởi sinh.

- Giới Nguyên sinh.

- Giới Nấm.

- Giới Thực vật.

- Giới Động vật.

[ĐÚNG NHẤT] Động vật nguyên sinh thuộc giới nào?

>>> Xem thêm: Lý thuyết Sinh 10 Bài 2. Các giới sinh vật


2. Đặc điểm chính của mỗi giới

a. Giới Khởi sinh (Monera)

- Gồm những sinh vật nhân sơ, kích thước nhỏ 1 – 5 μm (micrômet).

- Môi trường sống: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.

- Phương thức sống: hoại sinh, kí sinh, một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

- Đại diện: vi khuẩn, vi sinh vật cổ (sống ở 00C – 1000C, độ muối 25%).

b. Giới Nguyên sinh (Protista)

Giới nguyên sinh gồm có:

- Tảo: sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang tự dưỡng, sống trong nước.

- Nấm nhầy: sinh vật nhân thực, dị dưỡng, sống hoại sinh.

- Động vật nguyên sinh: rất đa dạng, cơ thể gồm một tế bào nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

- Động vật nguyên sinh thuộc giới động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy.

c. Giới Nấm (Fungi)

- Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men và nấm lớn (nấm quả thể). Giới Nấm là nhóm sinh vật đơn ngành (monophyletic) mà có nguồn gốc hoàn toàn khác biệt với những sinh vật có hình thái tương tự như nấm nhầy (myxomycetes) hay mốc nước (oomycetes). Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn thực vật, cho dù thế thì môn học về nấm, hay nấm học, lại thường được xếp vào thành một nhánh của thực vật học.

- Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dang các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biêt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng.

[ĐÚNG NHẤT] Động vật nguyên sinh thuộc giới nào?

- Sinh sản: hữu tính và vô tính nhờ bào tử.

- Sống dị dưỡng.

d. Giới Thực vật (Plantae)

Giới Thực vật rất đa dạng về loài, về cấu tạo cơ thể và về hoạt động sống thích nghi với các môi trường sống khác nhau. Hiện nay, đã thống kê và mô tả khoảng 290 nghìn loài thực vật thuộc các ngành Rêu, Quyết, Hạt trần và Hạt kín.
Thực vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người.

Giới Thực vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào. Thực vật có lục lạp chứa sắc tố quang hợp (clorophyl) nên có khả năng tự dưỡng quang hợp. Thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi xenlulôzơ. Thực vật thường sống cố định.
Giới Thực vật có nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thuỷ và đã tiến hoá theo hướng xâm chiếm các sinh cảnh ở cạn (các thực vật thuỷ sinh là hiện tượng thứ sinh). Giới Thực vật được chia thành 4 ngành chính là Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Thực vật rất đa dạng về cá thể, về loài, về vùng phân bố và có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người.

Vai trò: cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm, cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.

e. Giới Động vật (Animalia)

Giới Động vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển nhờ có cơ quan vận động, có khả năng phản ứng nhanh.

Giới Động vật được chia thành các ngành chính sau: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.

Giới Động vật rất đa dạng và phong phú, cơ thể có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hóa cao.

icon-date
Xuất bản : 17/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022