logo

Đông Nam Bộ không có thế mạnh về

Đông nam bộ không có thế mạnh về cây lương thực. Thế mạnh về nông nghiệp của Đông nam bộ là trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng.


Trắc nghiệm: Đông Nam Bộ không có thế mạnh về

A. Trồng cây công nghiệp.

B. Dầu khí.

C. Trồng cây lương thực.

D. Kinh tế biển.

Trả lời

Đáp án đúng: C. Cây lương thực.

Đông nam bộ không có thế mạnh về cây lương thực.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C

Thế mạnh về nông nghiệp của Đông nam bộ là trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1.  Vị trí địa lí của vùng Đông nam bộ

+ Giáp Tây Nguyên - vùng có thế mạnh về cây công nghiệp, lâm nghiệp và thủy điện, duyên hải Nam Trung Bộ - vùng có ngành thủy sản phát triển và giáp với Đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta giúp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.

 + Giáp Cam-pu-chia, giao lưu, buôn bán thuận lợi bằng các tuyến quốc lộ 22 (qua cửa khẩu Mộc Bài), quốc lộ 13 (qua cửa khẩu Hoa Lư).

+ Phía Nam giáp biển Đông với các cảng biển lớn, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên được Nhà nước tập trung phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Xem thêm:

>>> Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất nước ta?


2. Điều kiện tự nhiên của vùng Đông nam bộ

+ Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất badan màu mỡ chiếm 40% diện tích là điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

+ Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

+ Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và có tiềm năng thủy điện.

+ Sinh vật:

     Vùng biển có nguồn thủy, hải sản phong phú tập trung ở các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

[ĐÚNG NHẤT] Đông Nam Bộ không có thế mạnh về

     Rừng cung cấp nguồn gỗ và củi, nguyên liệu giấy.

+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam giúp phát triển công nghiệp.


3. Về Kinh tế - xã hội của vùng Đông nam bộ

+ Dân cư và nguồn lao động: dân đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khĩ thuật khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải của cả nước.

+ Được áp dụng nhiều chính sách phát tiển, ứng dụng sớm các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

+ Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước (thu hút khoảng 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước).

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả ở trong và ngoài nư


4. Bài tập

Câu 1. So với các vùng trong cả nước Đông Nam Bộ là vùng

A. có dân số ít nhất.

B. có diện tích nhỏ nhất.        

C. có GDP cao nhất.

D. có nhiều thiên tai nhất.

Đáp án C

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác.

B. Số dân vào loại trung bình.

C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp.

D. Giá trị hàng xuất khẩu công nghiệp đứng thứ hai ở nước ta.

Đáp án D

Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn.

B. Đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

C. Có vị trí địa lí thuận lợi.                                        

D. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

Đáp án A

Câu 4. Nông nghiệp ở Đông Nam Bộ không có thế mạnh về?

A. Trồng cây lương thực.

B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

C. Trồng cây công nghiệp hàng năm.

D. Trồng cây ăn quả.

Đáp án A

Câu 5: Biện pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là

A. chuyển đổi cơ cấu cây trồng đa dạng hơn.

B. giải quyết tốt vấn đề thủy lợi do mùa khô kéo dài.

C. bảo vệ hệ thống rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn.

D. phát triển mô hình kinh tế trang trại.

Đáp án: B.

Câu 6: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. khí hậu.

B. lao động.

C. giống.

D. thị trường.

 Đáp án: A.

Câu 7: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

D. Nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC.

Giải thích: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là cả hai vùng này đều có diện tích đất badan giàu dinh dưỡng tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Đáp án: B

icon-date
Xuất bản : 19/05/2022 - Cập nhật : 19/05/2022