logo

Dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng công thức nào sau đây?” cùng với những kiến thức mở rộng về Cường độ dòng điện là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng công thức nào sau đây?

Dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào?

Trả lời: 

Đáp án: C.

Giải thích: 

Dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào? (ảnh 2)

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cường độ dòng điện nhé!


Kiến thức tham khảo về cường độ dòng điện


1. Khái niệm cường độ dòng điện là gì?

- Cường độ dòng điện là đại lượng vật lý đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện và số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại, dòng điện càng yếu thì cường độ dòng điện càng nhỏ.

Dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào? (ảnh 3)

- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

- Cường độ dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian Δt được định nghĩa bằng thương số giữa điện lượng chuyển qua bề mặt tiết diện dây dẫn được xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét.


2. Ký hiệu cường độ dòng điện

- Độ lớn của dòng điện có ký hiệu là I, chiếu theo hệ đo lường quốc tế SI. Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe hay còn được viết tắt là A. Đơn vị đo cường độ dòng điện được lấy theo nhà vật lý và toán học nổi tiếng người Pháp André Marie Ampère. Ông đã tạo ra rất nhiều thiết bị đo lường phục vụ cho thí nghiệm của mình. Những thiết bị này chính là tiền thân của Ampe kế sau này, cũng là dụng cụ đo độ lớn của dòng điện. Chính vì thế nên đơn vị đo được ký hiện dựa trên tên ông.

- Công thức tính cường độ dòng điện trung bình được xác định như sau:

Itb=ΔQ/Δt

Trong đó:

+ Itb là cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây dẫn (A)

+ ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt dây dẫn được xét trong khoảng thời gian Δt (C)

+ Δt là khoảng thời gian được xét (s)

- Trong hệ đo lường chuẩn quốc tế SI, cường độ dòng điện được xác định theo công thức:

I = Q/t= (q1+q2+q3+…+qn)/t

- Sau đó, ta có công thức tính độ lớn tức thời của dòng điện như sau:

Công thức 1: I = dQ/dt hoặc I = P/U

Trong đó:

+ I là cường độ dòng điện

+ P là công suất tiêu thụ của thiết bị điện

+ U là hiệu điện thế

Công thức 2: I = dQ/dt hoặc U = I*R

Trong đó:

 + I là cường độ dòng điện

+ U là hiệu điện thế

+ R là điện trở


3. Chiều của dòng điện

- Như chúng ta đã biết, dòng điện được quy ước là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương. Chính vì vậy, trong mạch điện với dây dẫn kim loại, các electron mang điện tích âm dịch chuyển ngược chiều với chiều của dòng điện trong dây dẫn.

- Dòng điện chạy trong dây dẫn có thể dịch chuyển theo bất kỳ chiều nào. Vì vậy, khi có 1 dòng điện I trong mạch, hướng của dòng điện quy ước cần được đánh dấu, thường là bằng mũi tên trên sơ đồ của mạch điện. Đây gọi là hướng tham chiếu của dòng điện I, nếu dòng điện di chuyển ngược với hướng tham chiếu, thì I sẽ có giá trị âm.

Dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào? (ảnh 4)

4. Một số công thức tính liên quan đến cường độ dòng điện

Sau khi nắm được những kiến thức cơ bản về cường độ dòng điện là gì? yenphat.vn sẽ chia sẻ đến các em công thức tính cường độ dòng điện. Hãy lưu ngay vào sổ tay của mình để phục vụ công việc học tập của mình nhé! 

4.1. Công thức tính cường độ dòng điện dòng không đổi

- Công thức:

I = q/t (A)

- Trong đó:

+ I là cường độ dòng điện (A)

+ q là điện lượng được chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t (s)

4.2. Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm

- Công thức:

I = U / R

- Trong đó:

+ I là cường độ dòng điện (A)

+ U là hiệu điện thế (V) 

+ R là điện trở (Ω)

- Cường độ dòng điện trong đoạn mạch được tính theo định luật ôm:

+ Mắc nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In (A)

+ Mắc song song: I = I1 + I2 + … + In (A)

4.3. Cách tính cường độ dòng điện hiệu dụng

- Công thức:

I=I0/√2

- Trong đó: 

+ I là cường độ dòng điện hiệu dụng (A) 

+ I0 là cường độ dòng điện ở cực đại (A)

4.4. Cách tính cường độ dòng điện bão hòa

- Công thức:

I = n.e

- Trong đó:

+ n là số electron  

+ e chính là điện tích electron

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 18/03/2022