logo

Dơi phát ra âm thanh từ bộ phận nào?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Dơi phát ra âm thanh từ bộ phận nào? cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Sinh học 7


Trả lời câu hỏi: Dơi phát ra âm thanh từ bộ phận nào?

Miệng của dơi là một thiết bị phát sóng siêu âm, cứ cách quãng, một khoảng thời gian lại phát ra một lần. Sóng siêu âm gặp vật cản sẽ phản xạ trở lại. Chúng đã phát ra sóng siêu âm với tần số trên 20.000Hz. 

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Khám phá những sự thật thú vị về loài dơi dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về Khám phá những sự thật thú vị về loài dơi.


1. Một số đặc điểm của dơi

- Dơi là 1 trong những động vật đặc biệt nhất trên thế giới. Bên cạnh việc là đại diện duy nhất biết bay thuộc lớp Thú, loài dơi còn biết sử dụng sóng siêu âm, thay thế hoàn toàn cho đôi mắt của chúng, để định vị và săn mồi trong đêm tối.

- Tất cả những cá thể dơi trên trái đất, gồm khoảng 1200 loài, được chia thành hai phân bộ chính là: Megachiroptera (dơi lớn) và Microchiroptera (dơi nhỏ). Bên cạnh sự đa dạng về loài, loài dơi cũng rất đa dạng về kích thước, từ loài dơi Acerodon jubatus khổng lồ cùng với sải cánh lên đến 1,5 mét, cho đến thành viên tí hon- dơi Itty Bitty- sở hữu sải cánh chỉ vỏn vẹn khoảng 15 cm. 

Dơi phát ra âm thanh từ bộ phận nào?

- Được biết, hầu hết các loài dơi đều ăn trái cây và sinh vật nhỏ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại 3 thành viên của bộ Dơi có khả năng hút máu, có lẽ đây cũng chính là lý do mà loài động vật này bị gắn với hình tượng ma cà rồng.

- Dù có khả năng bay lượn nhưng dơi là một loài động vật có vú chính hiệu 100%. Theo đó, qua quá trình tiến hóa, loài thú này đã hình thành lớp da mỏng kết nối chi trước với cơ thể, hình thành một đôi cánh đặc biệt, giúp chúng có thể tiếp cận bầu trời. Ngoài khả năng bay lượn, dơi vẫn giữ lại hầu hết những nét đặc trưng của động vật có vú, đặc biệt là việc nuôi con non bằng sữa mẹ.


2. Cách ngủ treo ngược “độc nhất vô nhị”

- Khi nhắc đến dơi, có lẽ hầu hết chúng ta đều liên tưởng tới loài động vật có cách ngủ treo ngược “độc nhất vô nhị”. Theo các nhà khoa học, tư thế ngủ không giống ai này của những chú dơi thực ra có mục đích riêng của nó. Cụ thể, khác với chim hay côn trùng; đôi cánh da của dơi không đủ lực. Để có thể dễ dàng nâng chúng từ mặt đất lên không trung.

- Do đó, lúc nghỉ ngơi, dơi luôn chọn một ví trí ở trên cao. Để khi cần bay lượn, chúng chỉ việc thả mình xuống. Lợi dụng lực cản không khí hỗ trợ cho việc cất cánh. Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 6 loài dơi không hề treo ngược mình lúc ngủ. Hầu hết trong số đó đều có giác mút ở các chi. Giúp chúng có thể bám vào lá cây hay các bề mặt phẳng khác để ngủ nghỉ.

- Trên thực tế, chỉ các loài dơi nhỏ (thuộc phân bộ Microchiroptera) là có thị lực kém và phải định vị bằng sóng siêu âm. Trong khi đó, các đại diện to lớn hơn (thuộc phân bộ Megachiroptera) lại sở hữu một thị lực tuyệt vời. Thậm chí, tầm nhìn của những chú dơi này còn tốt hơn cả con người. Tuy nhiên, để đổi lại đôi mắt “sáng”; thành viên của phân bộ Megachiroptera lại không hề biết sử dụng sóng siêu âm.

- Theo kết quả phân tích của các nhà khoa học, trong phân của loài dơi có chứa rất nhiều muối kali nitrate hay còn được gọi là diêm tiêu. Hóa chất này là thành phần chính trong nhiều loại phân bón. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để làm thuốc nổ và ngòi nổ. Trong quá khứ, đặc biệt là cuộc nội chiến Mỹ, phân dơi được coi là một nguồn tài nguyên quan trọng đối với cả hai phe. Bởi vì từ thứ chất thải này, người ta có thể chiết xuất ra diêm tiêu (hợp chất vốn khá khan hiếm) để cung cấp cho quân đội.


3. Quá trình sinh sản và chăm con của loài dơi

- Dơi con thường bị rơi xuống đất khi không được chăm sóc. Tuy nhiên dơi con có thể bám vào mẹ và cùng di chuyển; dơi con phát triển nhanh. Nên sẽ rất khó khăn nếu dơi mẹ phải mang một lúc nhiều con. Đó là lý do tại sao 1 năm dơi mẹ chỉ sinh 1 lần. Khả năng bay là bẩm sinh. Tuy nhiên khi mới sinh đôi cánh của dơi quá nhỏ để bay, các loài dơi nhỏ (thuộc phân bộ Microchiroptera) bay được. Khi chúng được 6 đến 8 tuần tuổi. Trong khi các loài dơi lớn (thuộc phân bộ Megachiroptera) phải mất 4 tháng mới biết bay. Dơi trưởng thành khi được 2 năm tuổi. Tuổi thọ trung bình của dơi là 20 năm. Tuy vậy số lượng dơi không được nhiều. Do tỉ lệ sinh thấp.

- Trên thực tế, chỉ các loài dơi nhỏ (thuộc phân bộ Microchiroptera) là có thị lực kém và phải định vị bằng sóng siêu âm. Trong khi đó, các đại diện to lớn hơn (thuộc phân bộ Megachiroptera) lại sở hữu một thị lực tuyệt vời. Thậm chí, tầm nhìn của những chú dơi này còn tốt hơn cả con người. Tuy nhiên, để đổi lại đôi mắt “sáng”, thành viên của phân bộ Megachiroptera lại không hề biết sử dụng sóng siêu âm.

- Trong văn hóa, dơi được tái hiện qua nhiều phim ảnh, tiểu thuyết, truyện tranh…. Theo đó dơi thường được mô tả là một loài vật hút máu với hàm răng nhọn hoắt trắng ởn ghê rợn. Và hại người, súc vật, là hiện thân của ma cà rồng. Một số nhân vật hư cấu có liên quan đến dơi như Người dơi (Batman) của Mỹ là một anh hùng; Phi Thiên Biển bức Kha Trấn Ác – sư phụ của Quách Tĩnh hay Thanh Dực Bức vương Vi Nhất Tiếu trong tiểu thuyết của Kim Dung; Biên bức công tử trong tiểu thuyết của Cổ Long…

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 23/03/2022