Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 9.4, hình 9.5, cho biết vì sao nạn buôn bán trái phép sừng tê giác đen và ngà voi lại phổ biến trên thế giới?
Lời giải:
Phổ biến trên thế giới các nạn buôn bán trái phép sừng tê giác đen và ngà voi là do:
- Việc buôn bán trái phép sừng tê giác đen và ngà voi mang lại giá trị kinh tế cao.
- Có những tin hoang đường về tác dụng chữa bệnh thần kì của sừng tê giác khiên một bộ phận người dân tin vào điều này.
- Ngoài ra, ngà voi còn có thể làm đồ trang sức hay trang trí nội thất.
- Hiện nay, tê giác và voi càng trở nên quý hiếm và được truy lùng ở mọi nơi và đang dần có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn buôn bán trái phép nên.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 7 Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi
Kiến thức tham khảo về Động vật hoang dã
Bảo tồn động vật hoang dã
Bảo tồn động vật hoang dã là việc thực hành bảo vệ các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng. Mục tiêu của việc này là để đảm bảo rằng giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp loài người nhận ra tầm quan trọng của động vật hoang dã và môi trường hoang dã đối với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này.
Nhiều quốc gia có các cơ quan chính phủ và các tổ chức, thiết chế dành riêng cho bảo tồn động vật hoang dã, để hỗ trợ thực hiện chính sách được thiết kế để bảo vệ động vật hoang dã. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận độc lập cũng góp phần thúc đẩy việc bảo tồn động vật hoang dã. Ngày nay, bảo tồn động vật hoang dã đã trở thành một thực tế ngày càng quan trọng do những tác động tiêu cực của các hoạt động của con người đối với động vật hoang dã.
Các nỗ lực nhằm tăng cường bảo vệ những loài quan trọng như tê giác, voi, hổ, tê tê, ngoài việc đóng góp trực tiếp cho hoạt động bảo tồn các loài động vật này còn mang ý nghĩa biểu tượng, tạo động lực cho việc bảo tồn tất cả các loài động vật hoang dã khác, góp phần ngăn chặn các loại thảm họa thiên nhiên, duy trì các dịch vụ sinh thái quan trọng đối với đời sống và sự phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng người dân, địa phương, quốc gia và quốc tế
Tính cấp thiết
Ước tính có khoảng 1.556 loài được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Các khu rừng nhiệt đới – nơi trú ẩn của một nửa số sinh vật hiện tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp hàng trăm nghìn ha mỗi năm. Vô số loài đã biến mất khi môi trường sống của chúng bị phá hủy. Việc bảo tồn sự đa dạng của các loài động thực vật trong tự nhiên đang là vấn đề cấp bách. Sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã không phải đơn thuần do môi trường sống bị mất mà là chính bàn tay của con người gây trực tiếp gây ra. Các hành động săn bắn, bẫy thú đã làm số lượng động vật hoang dã giảm xuống đến tốc độ chóng mặt