logo

Đọc thông tin và quan sát các Hình từ 17.2 đến Hình 17.4, Hãy phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước?

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các Hình từ 17.2 đến Hình 17.4, Hãy phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước?

Trả lời:

Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước:

- Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ tổ quốc.

- Có đường lối đúng đắn, và được tổ chức, tập hợp tinh thần tự lực, tự cường. 

- Đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.

- Trong thời kỳ hòa bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng phát triển xây dựng, phát triển đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

Hãy phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước?

- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tàng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp, cộng đồng người Việt trong công cuộc xây dựng đất nước.

- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại

* Những quan điểm cơ bản về đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng

Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

* Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất.

Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Nếu không được như vậy, thì quần chúng nhân dân dù có đông tới hàng triệu, hàng trăm triệu con người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh.

Thất bại của các tổ chức yêu nước và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước khi Đảng ta ra đời đã chứng minh rất rõ điều này.

Về một phương diện nào đó, có thể khẳng định rằng, quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh cũng là quá trình tìm kiếm mô hình và cách thức tổ chức quần chúng nhân dân, nhằm tạo sức mạnh cho quần chúng trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và giải phóng xã hội. Chính vì vậy, ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng lứa tuổi, từng tôn giáo, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Đó có thể là các hội ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hay hội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay những nghiệp đoàn... Trong đó, bao trùm nhất là mặt trận dân tộc thống nhất.

Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, nơi tập hợp mọi con dân nước Việt, không chỉ ở trong nước mà con bao gồm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về Tổ quốc Việt Nam, đều được coi là thành viên của mặt trận.

Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của mặt trận dân tộc thống nhất có thể có những nét khác nhau, tên gọi của mặt trận dân tộc thống nhất theo đó, cũng có thể khác nhau:

Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt trận nhân dân phản đế(ì 939), Mặt trận Việt Minh ( 1941 ), Mặt trận Liên Việt (1946), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (1955.1976). Song thực chất chỉ là một, đó là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 10/11/2023