Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 12.2, Nêu các thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Lào thời Lan Xang (thế kỉ XIV-XVII)?
Lời giải:
Các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Lào thời Lan Xang (thế kỉ XIV-XVII):
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tôn giáo |
Phật giáo là quốc giáo, ảnh hưởng đến đời sống chính trị, xã hội người Lào |
Chữ viết và văn học |
- Chữ viết từ Ấn Độ, chữ Lào - Tác phẩm văn học: Pha-lắc Pha-lam, truyền thuyết Khún Bu-lôm |
Kiến trúc và điêu khắc |
Cung điện hoàng gia, chùa Thạt Luổng, Phra Keo, Vát Xiềng Thong… |
Nghệ thuật |
Âm nhạc, ca múa, diễn xướng các bộ sử thi. |
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 7 Bài 12: Vương quốc Lào
Kiến thức mở rộng về sự phát triển của vương quốc Lào thời Lang Xang trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa
Chính trị
các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường và đặt các chức quan cai trị. xây dựng quân đội do vua chỉ huy. Các thủ lĩnh địa phương có quyền lực lớn.
Kinh tế
Người Lào chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá, chăn nuô trồng cây ăn quả, khai thác lâm sản, vàng bạc, dệt vải.
Văn hoá
Phật giáo là quốc giáo của Lan Xang, có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống chính trị, xã hội và là cơ sở thống nhất các tộc người Lào.
Về chữ viết và văn học, bên cạnh chữ viết Ấn Độ, chữ Lào được sáng tạo và sử dụng phổ biến từ thế kỉ XIV − XV. Trên cơ sở đó, nhiều tác ph văn đã ra đời. như truyện thơ Phạ-lắc Phạ-lam, truyền thuyết Khủn Bu-lôm.
Kiến trúc và điêu khắc Lan Xang cũng nổi tiếng với những công trình, như cung điện hoàng gia, chùa Thạt Luổng, Phra Keo, Vát Xiềng Thong,...
Xã hội
Lan Xang có sự đa dạng về sắc tộc do buôn bán và di cư. Các dân tộc được nhóm lại thành các loại văn hóa rộng lớn là Lao Thơng (bao gồm hầu hết các nhóm bản địa và Môn-Khmer) và Lao Sung. Người Lao Lùm chiếm ưu thế về mặt sắc tộc và có một số nhóm Tai có liên quan chặt chẽ với nhau bao gồm người Tai Dam, Tai Daeng, Tai Lu, Tai Yuan và Phuan. Có lẽ vì sự đa dạng sắc tộc phức tạp của Lan Xang, cấu trúc xã hội khá đơn giản, đặc biệt là so với những người Thái láng giềng với hệ thống sakdi na hoặc người Khmer với hệ thống đẳng cấp phức tạp của họ và các khái niệm về vương quyền thần thánh hoặc devaraja.
Xã hội Lào bị phân chia với quyền lực tôn giáo và thế tục của hoàng gia đứng đầu, tiếp theo là quý tộc, và sau đó là giai cấp nông dân bao gồm thương nhân, nghệ nhân, nông dân và lao động phổ thông. Ngoài ra, còn có tăng lữ, không chỉ giúp việc di chuyển thuận tiện mà còn là phương tiện giáo dục. Các dân tộc vùng đồi hoặc Lao Thơng nằm ngoài hệ thống xã hội, cùng với kha hoặc tù nhân bị bắt trong chiến tranh hoặc phạm các tội hình sự hoặc nợ nần. Người Xiêm, Khmer và Shan hình thành phần lớn các thương nhân lưu động, nhưng có một số lượng nhỏ người Hoa và người Việt xung quanh các thành phố buôn bán lớn và ở Bồn Man.