Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu nguyên nhân của nạn đói ở nhiều quốc gia châu Phi?
Lời giải:
Nạn đói ở nhiều quốc gia châu Phi có nguyên nhân như sau:
- Cuộc sống bất ổn định do các cuộc xung đột quân sự, chính trị gây nên.
- Hạn hán xảy ra ngày càng nghiêm trọng và sản xuất lương thực suy giảm do biến đổi khí hậu.
- Nhiều gia đình mất đi lao động trụ cột do dịch bệnh HIV/AIDS gây nên.
- Sự gia tăng dân số quá nhanh gây áp lực lên nguồn cung lương thực.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi
Kiến thức về nền kinh tế Châu Phi
Kinh tế châu Phi
Kinh tế châu Phi bao gồm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp và nguồn nhân lực của lục địa. Thời điểm 2019, khoảng 1,3 tỷ người sinh sống ở 54 quốc gia khác nhau ở châu Phi. Châu Phi là một lục địa giàu tài nguyên. Sự tăng trưởng gần đây là do sự tăng trưởng về doanh số bán hàng hóa, dịch vụ và sản xuất. Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi và Nam Phi nói riêng, dự kiến sẽ đạt GDP tổng cộng 29 nghìn tỷ đô la vào năm 2050.
Vào tháng 3 năm 2013, Châu Phi được xác định là lục địa nghèo nhất thế giới: Toàn bộ GDP kết hợp của Châu Phi chỉ bằng một phần ba GDP của Hoa Kỳ; tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới hy vọng rằng hầu hết các nước châu Phi sẽ đạt được trạng thái "thu nhập trung bình" (được xác định là ít nhất 1000 đô la Mỹ mỗi người một năm) vào năm 2025 nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại tiếp tục. Năm 2013, Châu Phi là lục địa tăng trưởng nhanh nhất thế giới với 5,6% một năm và GDP dự kiến sẽ tăng trung bình hơn 6% một năm trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2023. Năm 2017, Ngân hàng Phát triển Châu Phi đã báo cáo Châu Phi là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới và ước tính tăng trưởng trung bình sẽ tăng trở lại 3,4% trong năm 2017, trong khi tăng trưởng dự kiến sẽ tăng 4,3% trong năm 2018 .
Sự tăng trưởng kinh tế đã diễn ra trên khắp lục địa, với hơn một phần ba các quốc gia châu Phi có tỷ lệ tăng trưởng 6% hoặc cao hơn, và 40% tăng trưởng khác từ 4% đến 6% mỗi năm. Một số nhà quan sát kinh doanh quốc tế cũng đã gọi Châu Phi là động lực tăng trưởng kinh tế trong tương lai của thế giới.
Tại sao nền kinh tế Châu Phi lại kém phát triển
Châu Phi được đánh giá là một lục địa giàu có bởi có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Dù các nguồn tài nguyên này cạn kiệt thì “lục địa đen” vẫn rất giàu có về đất canh tác và nguồn nhân lực. Dẫu vậy, châu Phi vẫn gặp rất nhiều khó khăn để phát triển. Thay vì rút kinh nghiệm từ những bài học thành công hay thất bại từ những mô hình phát triển được áp dụng trên thế giới, “lục địa đen” tiếp tục đưa ra những chính sách kém hiệu quả. Có nhiều yếu tố là nguyên nhân của tình hình này.
Kể từ khi chấm dứt chế độ thực dân, hầu hết các nước châu Phi được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo chưa có một tầm nhìn chính trị trung hạn và dài hạn rõ ràng. Các vị lãnh đạo này thay thế cho những kẻ thực dân cũ, thiếu tham vọng chỉ quan tâm về mình hơn là đến người dân. Kết quả là hệ thống thực dân tồn tại một cách đơn giản dưới một hình thức khác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa trong những năm qua. Ngoài ra, đó là tình trạng mất an ninh, môi trường kinh tế không thuận lợi cho đầu tư trong khià khu vực kinh tế không chính thức thì phát triển.Do vậy, sự độc lập đã thực sự trở thành sự phụ thuộc vào cường quốc thế giới, nhất là các cường quốc thuộc địa cũ.
Do thiếu một quan điểm nội sinh, tầm nhìn tương lai và ý chí chính trị để bắt đầu một sự thay đổi trong hành động khi mà các chính sách hiện hành vẫn là một định hướng ảo. Các nhà nước dưới sự điều hành của các nhà lãnh đạo quản lý còn chưa có đủ sự tính toán mang tính lâu dài.Châu Phi không thể phát triển nếu chỉ là thị trường tiêu thụ tất cả những gì đến từ bên ngoài mà không sản xuất gì cả. Điều trớ trêu là nhiều người châu Phi lại có ý nghĩ lỗi thời là sính hàng ngoại hơn. Dù hàng hóa nội địa có chất lượng tốt hơn những vẫn nhập ngoại.
Tâm lý sính ngoại không chỉ là hiện tượng kinh tế mà còn là văn hóa. Và xu thế này cần bị đảo ngược bằng việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm chất lượng để hàng hóa châu Phi có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lục địa đen không cần phải trở thành một thị trường tiêu dùng duy nhất, mà trái lại cần phải chú ý đến quá trình sản xuất.Nông nghiệp đã luôn bị xếp cuối cùng trong các hoạt động ưu tiên tại châu Phi nhiều năm qua, song trên thực tế, tất cả các nước châu Phi đang biến nông nghiệp thành nền tảng cho sự phát triển của họ. Dẫu vậy, họ không làm gì để phát triển nền nông nghiệp này. Bên cạnh đó, kể từ thời kỳ đồ đá, châu Phi chỉ thay thế công cụ nông nghiệp bằng đồ sắt. Không thể chỉ với cái cuốc và cái cầy mà châu Phi có thể đạt được mục tiêu tự chủ lương thực, trước khi nói đến phát triển nông nghiệp vì mục đích thương mại hay sản xuất.