Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1, hãy: Cho biết ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ?
Lời giải:
- Đoạn trích trong bài Tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ có ý nghĩa như sau:
+ Chức năng và nhiệm vụ của Sử học vô cùng lớn trong việc ghi chép lai lịch sử của một quốc gia, một dân tộc.
+ Ghi chép lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, làm bài học răn đe cho hậu thếchính là nhiệm vụ của Sử học.
* Thông tin cần biết về Đại Việt sử ký tục biên
Thời kỳ Hậu Lê (1428-1788) của Việt Nam, xuất hiện nhiều nhân tài sử học, nhiều tác phẩm sử học nổi danh, đặc biệt có ba bộ sử nổi tiếng nhất, đó là: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, bản Hồng Đức;Đại Việt sử ký tục biên của Phạm Công Trứ, bản thời Cảnh Trị; Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Hi, bản năm Chính Hòa... Ba bộ sử này đã trở thành tác phẩm tham khảo có giá trị nhất đối với việc nghiên cứu xã hội phong kiến Việt Nam, chính vì thế được giới sử học hai nước Trung Quốc và Việt Nam coi trọng.
* Lý do Phạm Công Trứ biên soạn bộ Đại Việt sứ ký tục biên
1, Phạm Công Trứ với tư cách là Lại bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ trong chính quyền Lê-Trịnh, ông có học vấn uyên bác, tinh thông các thư tịch lịch sử bằng Hán văn, nên rất được họ Trịnh quý trọng.
Bản thân Phạm Công Trứ cũng rất trông mong vào sự điều hành công việc tốt đẹp của họ Trịnh, nên ông rất hăng hái với học thuật, như viết sách lập ngôn, ca ngợi công tích của họ Trịnh. Do vậy họ Trịnh đã sai ông viết sử, năm đó là năm 1662.
2, Bộ "Toàn thư" do Ngô Sĩ Liên biên soạn gồm 15 quyển, mới ở dạng chép tay, chưa có bản in, cũng chưa được công bố trong cả nước, thậm chí bản thảo và bản chép của tác giả cũng không được bảo tồn hoàn chỉnh.
Đặc biệt bộ sử này mới ghi chép về những năm đầu của Lê Lợi, tức Lê Thái Tổ (1418-1443); một số hoàng đế về sau, từ Thái Tông đến Huyền Tông, suốt 15 đời đều chưa được biên soạn chính thức. Mãi đến khi Trịnh Tác nắm quyền (tức là sau khi Huyền Tông kế vị) mới ra lệnh cho nhà sử học Phạm Công Trứ viết bổ sung thêm.
3, Phạm Công Trứ cho rằng sự tích của tất cả các vị vua của nước nhà cần được ghi chép lại, cùng với những việc làm tốt, xấu và cách trị nước của họ, lấy đây làm bài học trị dân, giữ nước lâu dài (xem lời tựa trong "Tục biên" của Phạm Công Trứ).