Lời giải:
Dọc theo Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn: Sài Hồ (Lạng Sơn), Tam Điệp (Ninh Bình), Ngang (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng), Cù Mông (Bình Định - Phú Yên), Cả (Phú Yên - Khánh Hòa).
Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam
Trước năm 1306, vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về vương quốc Champa. Vào năm 1306, vua Champa cắt mảnh đất này để làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân của đời Trần. Ngọn đèo chính thức trở thành ranh giới giữa Champa và Đại Việt.
Vào năm 1402, nhà Hồ đem quân sang đánh Champa, vua Champa cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy đề cầu hòa. Đèo Hải Vân thuộc hẳn về Đại Ngu (Việt Nam hiện ngay). Ngày 05/06/2005, hầm đèo Hải Vân chính thức được đưa vào sử dụng. Hầm dài hơn 12km và là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.
Mặc dù đã có hầm đường bộ xuyên đèo thì cung đường đèo hiểm trở, quanh co vẫn là địa điểm hấp dẫn rất nhiều du khách. Đường đèo Hải Vân Đà Nẵng dài hơn 20km và nằm ở độ cao 500m so với mực nước biển. Đèo khá hiểm trở, bao quanh là núi rừng xanh ngát. Nơi đây khiến các lữ khách mê mẩn quên lối về với vẻ đẹp kỳ vĩ, nên thơ.
Cuối năm 2014, một dự án gây đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc phòng đã xảy ra trên đèo Hải Vân. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp phép cho một nhà thầu của Trung Quốc xây dựng khu du lịch nghỉ qua đêm trên đèo Hải Vân. Ngay lập tức, phía TP Đà Nẵng đã phản đối vì khu du lịch đó nằm trong vị trí "yết hầu" của Đà Nẵng. Nếu có xung đột xảy ra, Việt Nam sẽ mất quyền kiểm soát hoàn toàn vùng trời và vùng biển của Đà Nẵng và đất nước sẽ bị chia đôi.. Ngay lập tức, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hủy bỏ dự án khu du lịch này và yêu cầu gỡ bỏ các hạng mục công trình của khu du lịch.