logo

Đọc hiểu Yêu nước thời bình

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Yêu nước thời bình hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Yêu nước thời bình đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Yêu nước thời bình - Đề số 1

I. ĐỌC HIỂU (3đ)

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1). Tôi có hơn 25 năm sống ở Đức, làm đủ mọi nghề để kiếm sống trên xứ người. Sau khi nước Đức thống nhất, tôi mua chiếc ôtô cũ để đi lại buôn bán. Một lần, để tiết kiệm, tôi thay dầu trong vườn nhà, nơi mình đang ở, thay vì mang ôtô ra xưởng.

(2) Vừa thay xong, chui khỏi gầm xe tôi thấy hàng xóm lù lù xuất hiện. Đó là người đàn ông đã già vẫn thường hay cười với tôi qua hàng rào hoa. Nhìn vào khay dầu tôi đang bưng, ông nghiêm khắc nói: “Nếu tôi báo cảnh sát. Cậu sẽ phải chịu phạt 500 mark. Tôi không báo vì chắc cậu không biết. Lần sau không được thay dầu ở vườn mà phải vào gara hoặc ra cây xăng”. Tôi cãi rằng tôi đã có khay đựng dầu thừa. Nhưng ông tủm tỉm cười rồi bảo tôi cúi xuống, chỉ cho tôi cái vít đáy dầu: “Cậu nhìn kìa, dầu là loại vật chất dính dớt. Cậu cẩn thận đến đâu thì vẫn có vài giọt chảy ra cái vít kia và rớt xuống vườn. Ai cũng như cậu thì mảnh đất của chúng ta sẽ nhiễm độc. Con cháu chúng ta sẽ chịu hậu quả khi sống ở đây”. Tôi vội vàng xin lỗi và cảm ơn ông.

(3) Sau này, mỗi lần chúng tôi ngồi bên nhau ở chiếc băng gỗ, thưởng thức bia dưới những gốc anh đào trĩu trịt chùm quả đỏ ối, tôi đều nhớ về lời nói của ông, về tình yêu ông dành cho mảnh vườn đã gắn bó gần 90 năm…

(Trích Yêu nước thời bình – Nguyễn Văn Thọ, Vnexpress.net, 13/11/2015)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

2. Nêu chủ đề của đoạn văn bản

3. Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn (3)

4. Anh/chị rút ra được những bài học gì từ thái độ và lời nói của nhân vật người hàng xóm?

 Lời giải

1.  Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2. Chủ đề của văn bản : câu chuyện về tình yêu và trách nhiệm của một người công dân Đức với quê hương mình qua những việc làm nhỏ bé.

3. 

- Tác dụng của biện pháp điệp ngữ:

+ Thể hiện tình cảm trân trọng, yêu mến, cảm phục, gắn bó của tác giả đối với người hàng xóm.

+ Nhấn mạnh sự ghi nhớ và cũng là sự nhắc nhở chính mình, rút ra bài học sâu sắc cho nhân vật tôi về thái độ và cách hành xử đối với mảnh đất quê hương từ những việc làm bình dị

4, Học sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau, tùy vào nhận thức của bản thân nhưng cần lí giải sao cho hợp lý , đảm bảo sức thuyết phục. Ví dụ:

+ Bài học về tình yêu quê hương, đất nước

+ Bài học về việc bảo vệ, giữ gìn môi trường sống

+ Bài học về trách nhiệm với cộng đồng


Đọc hiểu Yêu nước thời bình - Đề số 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi: 

Tôi có hơn 25 năm sống ở Đức, làm đủ mọi nghề để kiếm sống trên xứ người. Sau khi nước Đức thống nhất, mua chiếc ôtô cũ để lại buôn bán. Một lần, để tiết kiệm, tôi thay dầu vườn nhà, nơi mình đang ở, thay vì mang ôtô ra xưởng .

Vừa thay xong, chui khỏi gầm xe tôi thấy hàng xóm lù lù xuất hiện. Đó là người đàn ông đã già thường hay cười với tôi qua hàng rào hoa. Nhìn vào khay dầu tôi đang bưng, ông nghiêm khắc nói: “Nếu tôi báo cảnh sát, cậu sẽ phải chịu phạt 500 mark. Tôi không báo vì chắc cậu không biết. Lần sau không được thay dầu ở vườn mà phải vào gara hoặc ra cây xăng”. Tôi cãi rằng tôi đã có khay đựng dầu thừa. Nhưng ông tủm tỉm cười bảo tôi cúi xuống, chỉ cho tôi vít đáy dầu: “Cậu nhìn kìa, dầu là loại vật chất dính dớt. Cậu cẩn thận đến đâu thì vẫn có vài giọt chảy ra vít kia và rớt xuống vườn. Ai cũng như cậu thì mảnh đất của chúng ta sẽ nhiễm độc. Con cháu chúng ta sẽ chịu hậu quả khi sống ở đây”. Tôi vội vàng xin lỗi và cảm ơn ông .

Sau này, mỗi lần chúng tôi ngồi bên nhau ở chiếc băng gỗ, thưởng thức bia dưới những gốc anh đào trĩu trịt chùm đỏ ối, tôi đều nhớ về gương mặt của ông, nhớ về lời nói ông và nhớ về tình yêu ông dành cho mảnh vườn đã gắn bó gần 90 năm.

 (Yêu nước thời bình – Nguyễn Văn Thọ - vnexpress.net 13/11/2015) 

Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn 

Câu 2: Đoạn văn đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 

Câu 3: Anh/chị rút ra được những bài học gì từ thái độ và lời nói của nhân vật người hàng xóm? 

Câu 4: Trong câu văn cuối đoạn, nhà văn đã sử dụng biện pháp điệp ngữ. Hãy cho biết tác dụng của biện pháp đó.

Lời giải

Câu 1. (0,5 điểm): Nội dung đoạn văn: Câu chuyện về tình yêu và trách nhiệm của một người công dân Đức với quê hương mình qua việc làm rất nhỏ bé 

Câu 2. (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 3. (1,0 điểm): Học sinh có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau, tuỳ vào nhận thức của bản thân nhưng cần đảm bảo tính hợp lí 

Một số gợi ý: 

- Bài học về tình yêu quê hương, đất nước: tình yêu quê hương đất nước trở thành máu thịt trong mỗi con người, biểu hiện bằng những hành động thiết thực nhất 

- Bài học về việc bảo vệ, giữ gìn môi trường sống: giữ gìn bảo vệ môi trường sống cho cá nhân, cho cộng đồng, cho hôm nay và cho cả mai sau 

- Bài học trách nhiệm với cộng đồng trong từng việc làm nhỏ nhất: mỗi cá nhân không thể tách rời khỏi cộng đồng nên bất cứ ai đểu phải nêu cao trách nhiệm với cộng đồng, dù chỉ là trong những việc làm nhỏ nhất 

- Bài học về việc nhận lỗi: ai cũng có thể làm sai nhưng quan trọng nhất là biết nhận lỗi để sửa chữa sai lầm 

Câu 4. (1,0 điểm): 

Tác dụng: 

- Thể hiện tình cảm trân trọng, yêu mến, cảm phục, gắn bó đối với người hàng xóm 

- Nhấn mạnh sự ghi khắc và cũng là tự nhắc nhở chính mình, rút ra bài học cho mình của  nhân vật “tôi” về thái độ và cách hành xử đối với mảnh đất quê hương từ những việc nhỏ bé nhất. 

icon-date
Xuất bản : 06/06/2021 - Cập nhật : 06/06/2021