logo

Đọc hiểu văn bản Cái kén bướm

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu văn bản Cái kén bướm hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu văn bản Cái kén bướm đầy đủ nhất.


Đọc hiểu văn bản Cái kén bướm - Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

Một người đàn ông tìm thấy một cái kén của sâu bướm. Con sâu dường như đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống và quan sát cái kén suốt hàng giờ nhưng dường như con sâu bướm phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc. Người đàn ông quyết định giúp con bướm có thể chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm một chút nữa. Sau đó, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó dường như yếu ớt, đôi cánh rúm ró. 

Người đàn ông vẫn ở đó, chờ cho đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời con lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay, Mặc dù, người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật của tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do. Cuộc chiến với cuộc sống giúp chúng ta phát triển sức mạnh. Không đấu tranh, chúng ta không bao giờ trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Tự mình giải quyết các vấn đề, không dựa dẫm vào người khác là điều rất quan trọng để bạn có thể vững vàng trong cuộc sống. 

(Trích: Quà tặng cuộc sống) 

Trả lời câu hỏi:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản? (0.5 điểm) 

Câu 2. Vì sao người đàn ông quyết định giúp con bướm chui ra khỏi kén? (0.5 điểm) 

Câu 3. Em có đồng tình với ý kiến: “Không đấu tranh, chúng ta không bao giờ trưởng thành và mạnh mẽ hơn” không? Vì sao? (1.0 điểm)

Lời giải

Câu 1: Nghị luận+ tự sự

Câu 2: 

Vì: Người đàn ông ngồi xuống và quan sát cái kén suốt hàng giờ nhưng dường như con sâu bướm phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc nên người đàn ông đã "giúp" nó

Câu 3:

Em đồng tình vì đấu tranh làm con người trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu chỉ nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ thì mình ta không thể tự nỗ lực gặt hái thành công. Không đấu tranh tức là ta đã bỏ cuộc, buông xuôi và chấp nhận. Như vậy thì mãi mãi ta chỉ có thể là kẻ hèn sống trong vòng an toàn, luẩn quẩn, không biết thế giới ngoài kia lớn lao thế nào.

Bộ đề Đọc hiểu văn bản Cái kén bướm hay nhất

Đọc hiểu văn bản Cái kén bướm - Đề số 2

Đọc đoạn trích: 

Một người đàn ông tìm thấy cái kén của con sâu bướm. Con sâu đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống quan sát cái kén suốt hàng giờ và thấy con sâu phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc. 

         Người đàn ông quyết định giúp con bướm chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm chút nữa. Nhờ thế, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó trở nên yếu ớt và đôi cánh trở nên rúm ró.

          Người đàn ông vẫn đợi ở đó, chờ cho đôi cánh đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời còn lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay.

           Mặc dù người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do.

(Cái kén và con bướm, theo Minh Khuê nguồn https://docfavebook.blogspot.com) 

Thực hiện các yêu cầu: 

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Theo tác giả, hành động giúp con bướm của người đàn ông thể hiện điều gì?

Câu 2. Em hiểu như thế nào về hình ảnh cái kén trong đoạn trích? 

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liên kết được sử dụng trong văn bản.

Lời giải

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính : Tự sự.

- Theo tác giả , hành động giúp con bướm của người đàn ông thể hiện lòng tốt muốn giúp đỡ người khác nhưng lại không suy nghĩ chu toán , lòng tốt không đúng lúc không chỉ không giúp được mà con gây hại tới người khác.

Câu 2:

Theo em , cái kén trong đoạn trích tượng trưng cho những khó khăn , thử thách trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta . Nó đòi hỏi bản thân ta cần tự mình cố gắng , kiên trì , dũng cảm để thoát ra khỏi " cái kén " ấy , tiến tới thành công và tương lai tươi sáng phía trước.

Câu 3:

- Phép liên kết về hình thức:

+ Phép lặp ( con sâu , con bướm , người đàn ông , cái kén ).

+ Phép thế ( Con sâu bướm - nó , người đàn ông - anh ta ).

+ Phép nối ( mặc dù , tuy nhiên )

- Tác dụng :

+ Giúp các câu văn trong đoạn được liên kết  về nội dung và hình thức một cách chặt chẽ với nhau.

+ Phép lặp giúp đoạn văn trở nên đồng đều vần nhịp , giúp nhấn mạnh sự việc sự vật được nói đến.

+ Phép thế giúp thay đổi các từ ngữ khác nhau tránh sự đồng điệu , nhàm chán.

+ Phép nối giúp liên kết câu trước với câu sau tạo thành một móc xích khoa học và chặt chẽ .


Đọc hiểu văn bản Cái kén bướm - Đề số 3

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CÁI KÉN BƯỚM

            Một chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén mở ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa. Vì thế, anh quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

            Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân hình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hy vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại, đôi cánh xòe rộng hơn đủ nâng chú bay lên.

            Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân mình căng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà anh thanh niên không thể hiểu: Cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài...

(Theo Internet – Nghệ thuật sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Tại sao chú bướm nhỏ không thể bay được sau khi thoát ra khỏi cái kén? (0,75 điểm)

Câu 3. Từ “quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể bướm”, em rút ra thông điệp gì về cuộc sống được tác giả gửi gắm ? (0,75 điểm)

Câu 4. Suy nghĩ của em về hành động giúp chú bướm thoát khỏi cái kén của chàng thanh niên kia. (1,0 điểm)

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: Vì: chàng thanh niên đã lấy kéo rạch cái kén giúp chú bướm chui ra. Điều này làm cho chú bướm không có điều kiện, không có đủ thời gian để trưởng thành.

Câu 3: 

- Khó khăn, thử thách là điều mỗi người thường xuyên phải đối mặt trong cuộc sống.

- Khó khăn thử thách là cơ hội để con người rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống.

- Mỗi người phải tự nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì mới có thể trưởng thành, mới đạt được thành công.

Câu 4:

- Lòng tốt rất quan trọng, nhưng nếu lòng tốt không được đặt đúng lúc, đúng chỗ sẽ phản tác dụng.

- Sự giúp đỡ, sự bao bọc, che chở một cách thái quá của chúng ta đối với những người xung quanh đôi khi sẽ khiến họ mất đi cơ hội rèn luyện bản thân, không có các kỹ năng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

- Lòng tốt sẽ nâng cao nhân cách con người, nhưng lòng tốt hời hợt sẽ gây tác hại.

icon-date
Xuất bản : 21/09/2021 - Cập nhật : 21/09/2021