Tuyển tập các đề Đọc hiểu Tuổi thơ chân đất đầu trần hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.
Đọc đoạn thơ sau:
(…) “Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”
(Phạm Công Trứ)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”?
Câu 3: Anh/chị nhận xét như thế nào về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ ?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1:
Các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là tự sự và biểu cảm.
Câu 2:
Cách hiểu của bản thân về hai câu thơ:
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”?
- Hai câu thơ trên thể sự vô tâm, vô tình của “em” đối với “tôi”.
- Đứng trước sự thay đổi và vô tâm của nhân vật “em” đã làm tổn thương tấm lòng thủy chung, trước sự tiếc nuối và hụt hẫng của nhân vật “tôi”.
Câu 3:
Nêu nhận xét về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ:
+ Nhân vật “Tôi” là người giàu tình cảm, thủy chung, luôn hồn nhiên chờ đợi một tình yêu mà biết không có kết quả.
+ Nhân vật “Em” là người vô tâm, vô tình, dễ dàng thay đổi và quên đi mối tình hẹn ước thuở xưa
Khoanh vào câu trả lời chính xác nhất:
Câu 1: Nhân vật “em” trong văn bản trên là người như thế nào?
A. Thủy chung, tình nghĩa
B. Dịu dàng, thùy mị
C. Vô tâm, dễ thay đổi
D. Hồn nhiên, ngây thơ
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
A. Câu hỏi tu từ
B. Điệp từ
C. Nhân hóa
D. Đáp án A và B
Câu 3: Hai câu thơ dưới đây thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”
A. Nhớ mong
B. Nuối tiếc, hụt hẫng
C. Hạnh phúc
D. Thờ ơ, dửng dưng
Câu 4: Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
A. Biểu cảm, miêu tả
B. Tự sự, biểu cảm
C. Miêu tả, tự sự
D. Nghị luận, biểu cảm
Câu 5: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
(…) “Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
A. Biểu cảm, miêu tả
B. Tự sự, biểu cảm
C. Miêu tả, tự sự
D. Nghị luận, biểu cảm
Câu 6: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: (…)
“Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
A. Nhớ mong
B. Nuối tiếc, hụt hẫng
C. Hạnh phúc
D. Thờ ơ, dửng dưng
Câu 7: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
(…) “Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
A. Câu hỏi tu từ
B. Điệp từ
C. Nhân hóa
D. Đáp án A và B
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?
Câu 2: Hãy chỉ ra từ ghép, từ láy có trong đoạn thơ?
Câu 3: Bài thơ thuộc thể thơ nào? Cách trình bày thể thơ đúng chưa? Nếu chưa thì nêu cách sửa?
Câu 4: Em có nhận xét gì về 2 nhân vật trữ tình “em” và “tôi” trong đoạn thơ?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là biểu cảm.
Câu 2:
- Từ láy có trong đoạn thơ là: lấm láp, hững hờ
- Từ ghép có trong đoạn thơ là: quần bò, pha lê
Câu 3:
- Bài thơ thuộc thể thơ lục bát.
- Cách trình bày thể thơ là chưa đúng.
- Cách sửa: Câu 6 viết thụt đầu dòng lùi vào một phân so với câu 8
Câu 4:
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã thành công khắc họa tâm lí nhân vật. Qua nhân vật “em” ta thấy đó là người con gái chất phát, dân dã, là người con của một vùng thôn quê nhưng khi lên thành phố cô đã có những thay đổi nhanh chóng, cô đã lãng quên đi mối tình hẹn ước thuở xưa với nhân vật “tôi”. Còn “tôi” lại là chàng trai quê có lòng thủy chung son sắt, mãi nhớ thương người con gái mình yêu không kể ngày hay đêm.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Văn bản được viết theo thể loại nào? Xác định các phương thức biểu cảm trong văn bản.
Câu 2: Nhân vật em trong bài thơ có tuổi thơ như thế nào?
Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về câu thơ:
"Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ... một khoảng trời pha lê"
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về tình cảm của nhân vật tôi giành cho cô gái trong bài thơ.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1:
Văn bản được viết theo thể thơ tự do. Các phương thức biểu cảm trong văn bản là biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.
Câu 2:
Trong bài thơ, nhân vật “em” có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo. Là cô gái chất phác, thôn quê, từ trong lấm láp em thầm lớn lên và có mối tính đẹp với nhân vật “tôi”.
Câu 3:
Qua hai câu thơ trên, nhà thơ đã thể hiện rõ nét sự hụt hẫng và đau đớn trong lòng nhân vật “tôi”. Đứng trước sự thay đổi đến choáng ngợp của người con gái mình yêu càng khiến cho nhân vật “tôi” càng hụt hẫng hơn bao giờ hết. Bởi cô gái ngây thơ, hồn nhiên trước ấy đã không còn nhớ đến mối tình đẹp của họ và tấm lòng thủy chung, luôn nhớ về người mình yêu của chàng trai không được đáp trả mà chỉ chìm vào quên lãng.
Câu 4:
Qua đoạn thơ trên, em cảm nhận được nhân vật tôi là một chàng trai thôn quê chất phác. Qua ngòi bút khắc họa tâm lí nhân vật tôi vô cùng xuất sắc của nhà thơ, em càng cảm nhận rõ nét hơn về tấm lòng thủy chung, tấm chân tình đẹp mà không phải chàng trai nào cũng có. Tuy nhiên, tấm chân tình ấy lại không được đáp trả xứng đáng, hậu hĩnh. Bởi sự vô tâm, vô tình và dễ đổi thay quên đi mối tình xưa của cô gái khi rời quê hương lên thành phố đã khiến chàng trai nhận lại chỉ là nỗi đau, mất mát và những kỉ niệm mà chỉ chàng trai cất giữ.
----------------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tuổi thơ chân đất đầu trần. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.