Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Từ ấy hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Từ ấy có đáp án trả lời chi tiết, đầy đủ nhất.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 44)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó
Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 3: Dựa vào đâu để nhận ra biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ trong văn bản?
Câu 4. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng để sáng tạo các hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1:
- Đoạn trích trên được trích từ bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu.
- Giới thiệu vài nét về tác giả:
+ Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002), Ông sinh ra tại Thừa Thiên - Huế trong một nhà nho nghèo và mồ côi mẹ năm 12 tuổi.
+ Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Mẹ nhà thơ cũng là con một nhà nho yêu nước. Bà đam mê dân ca, ca dao Huế; hơn thế Tố Hữu lại là con út, nên bà yêu thương Tố Hữu vô cùng. Sống trong một gia đình mà cả cha mẹ đều có sở thích với thơ ca, Tố Hữu sớm đã thừa hưởng chất thơ ấy, tâm hồn cậu bé đã thẩm thấu hết những gì tinh túy nhất mà cha mẹ để lại.
Câu 2:
- Chủ đề của đoạn trích bộc lộ niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cách mạng, thể hiện những thay đổi của tâm hồn lúc được “mặt trời chân lí” rọi chiếu đến.
Câu 3:
- Để nhận ra biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ thể hiện trong câu “ Hồn tôi là một vườn hoa lá”. Từ là kết nối hai vế đồng thời cũng mang ý nghĩa so sánh giữa đối tượng so sánh và hình ảnh so sánh: Tâm hồn - hoa lá.
- Hình ảnh nắng hạ và mặt trời chân lí là hình ảnh ẩn dụ. Chúng có khả năng gợi liên tưởng tới một đối tượng khác có nhiều nét tương đồng. Trong đoạn thơ, nắng hạ và mặt trời chân lí được hiểu là niềm vui sướng khi tìm đúng lí tưởng cách mạng.
Câu 4:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Cho thấy niềm vui sướng và hạnh phúc của tác giả khi được chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng
- “Mặt trời chân lí” đại diện cho lí tưởng cách mạng, tác giả ngầm ca ngợi Đảng đã soi sáng tâm hồn, đem lại ánh sáng cuộc đời, như ngọn đuốc thắp lên niềm tin, lẽ phải.
=> Tố Hữu như muốn khẳng định rằng ánh sáng của con đường cách mạng chính là ánh sáng soi dọi cuộc đời của tác giả. Qua đó cũng thức tỉnh lòng yêu nước trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 44)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
b) Dựa vào đâu để nhận ra biện pháp so sánh và biện pháp ẩn dụ trong văn bản?
c) Nêu ý chính của văn bản.
d) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về vai trò của lí tưởng đối với sự phấn đấu của con người trong cuộc sống.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
a. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng phương thức biểu cảm
b. Từ “là” - Đây là biện pháp so sánh. Chúng có tác dụng kết nối 2 vế của câu, kết nối giữa đối tượng so sánh và hình ảnh so sánh.
Biện pháp ẩn dụ được nhận ra nhờ hai hình ảnh: nắng hạ và mặt trời chân lí có khả năng gợi liên tưởng tới một đối tượng khác có nhiều nét tương đồng.
c. Ý chính của đoạn thơ thể hiện tâm trạng vui sướng khi bắt gặp đúng lý tưởng cách mạng; như ngọn đuốc chiếu sáng con đường cách mạng, khơi dậy tình yêu đất nước mãnh liệt.
d.
Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, biết giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. Tất cả chúng ta ai cũng cần phải xác định lí tưởng sống của riêng mình. Khi xác định được đúng lí tưởng thì việc thực hiện ước mơ và lí tưởng trở nên dễ dàng, cụ thể hơn. Lý tưởng tạo cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Hơn hết, lí tưởng khiến con người trở nên vĩ đại hơn bởi vì một lí tưởng lớn hình thành nên một tâm hồn, một nhân cách lớn lao .Mỗi con người chúng ta, ai cũng mang trong mình những ước mơ, hoài bão của bản thân. Và muốn chạm được tới cánh cửa mơ ước ấy thì bạn phải là người làm chủ cuộc đời mình.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.44)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 2. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các từ buộc, trang trải.
Câu 3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh trăm nơi.
Câu 4. Nêu cảm nhận về hình ảnh khối đời. Gợi ý cho bạn: Phân tích khổ 2 Từ ấy của Tố Hữu
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1:
- Chủ đề của đoạn trích là tâm thư của người thanh niên cộng sản đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của toàn dân.
Câu 2:
- Ý nghĩa biểu đạt của các từ buộc, trang trải là:
- “buộc”:Nghĩa đen là sự kết nối, thắt chặt, không thể tách rời. Nghĩa bóng thì từ :buộc" đại diện cho tinh thần tự nguyện của Đảng viên trẻ tuổi chủ động gắn bó chặt chẽ cuộc đời mình với“mọi người” xung quanh.
- “trang trải”: phủ khắp theo chiều rộng không cùng
=> Diễn tả sự gửi trao những tình cảm tha thiết nồng thắm của tác giả đến với “trăm nơi”.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "trăm nơi" đó là biện pháp tu từ hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi. Tác giả muốn tình yêu của mình được hòa cùng tình yêu của muôn người. Một tình yêu to lớn, tình yêu gắn bó, bao la và rộng lớn.
Câu 4:
“Khối đời” một cách nói trừu tượng thể hiện tình đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ của mọi người dân Việt Nam. Đó là những con người cùng chung cảnh ngộ khó khăn, đau khổ. Họ cũng là những con người chung lí tưởng, chung chí hướng: sống vì đất nước, vì dân tộc, đấu tranh cho một hòa bình độc lập dân tộc. Tố Hữu muốn nhấn mạnh rằng người dân Việt Nam dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng đồng tâm, đồng lòng chiến đấu, vượt qua khó khăn.
----------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Từ ấy. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.