logo

Đọc hiểu Thư của cha

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Thư của cha hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Thư của cha đầy đủ nhất.

Giấy báo con đậu đại học

Mẹ mừng quýnh vấp bờ mương

Cha mừng buông rơi cán cuốc

Vùng kinh tế mới tưng bừng

 

Vội bán non hai sào đậu

Cho con hành trang lên đường

“Thị thành xa hoa rực rỡ

Mình nghèo, ráng học nghe con!”

 

Con đi việc nhà dồn lại

Vai mẹ thêm gầy mẹ ơi!

Bầy em vẫn còn thơ dại

Mình cha cặm cụi trên đồi

Thư cha đến giữa giảng đường

Con đọc quên nghe thầy giảng

Lá thư còn đọng mùi hương

Cỏ, rơm, đất bùn, mưa nắng...

 

“Việc đồng dạo này bận quá

Nhớ con không biết làm xao

Con hãy giữ gìn sức khỏe

À nhà vừa bán con heo”

 

Thư viết đầy lỗi chính tả

Con bật khóc giữa giảng đường

Vòng tay nuôi con khôn lớn

Lần đầu cầm bút rưng rưng...


I. Đề đọc hiểu Thư gửi cha 

Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Xác định hai biện pháp tu từ sử dụng trong khổ thơ thứ tư.

Câu 3: Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 4: Nhận xét về việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả trong bức thư của người cha gửi cho con qua khổ thơ sau: “Việt đồng dạo này bận quá... con heo”


Lời giải

Câu 1: Hai phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự

Câu 2: Hai biện pháp tu từ sử dụng trong khổ thơ thứ tư là:

Liệt kê, ẩn dụ

Câu 3: Nội dung của văn bản trên

- Thuật lại những cảm xúc tự hào, hạnh phúc của đáng sinh thành sau khi nhân vật đỗ đại học

- Ca ngợi tình yêu thương, đức hi sinh vô bờ của cha mẹ để con cái có thể thực hiện ước mơ của mình

Câu 4: Nhận xét về việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả trong bức thư của người cha gửi cho con qua khổ thơ sau: “Việt đồng dạo này bận quá... con heo”

- Thể hiện sự lam lũ, chân chất của người cha và tình yêu thương chân thành, bình dị của người cha dành cho con

- Bộc lộ rõ được tình yêu thương, lòng trân trọng đầy thấm thía của nhân vật trữ tình dành cho cha mình.


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh (chị) về cách dung hòa giữa ước nguyện của cha mẹ và việc con cái lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình.

Thư cha đến giữa giảng đường

Con đọc quên nghe thầy giảng

Lá thư còn đọng mùi hương

Cỏ rơm, đất bùn, mưa nắng...
 


“Việt đồng dạo này bận quá

Nhớ con không biết làm xao

Con hãy dữ dìn sứt khỏe

À nhà vừa bán con heo...”

Thư viết đầy lỗi chính tả

Con bật khóc giữa giảng đường

Vòng tay nuôi con khôn lớn

Lần đầu cầm bút rưng rưng...

(Thư của cha, Nguyên Hương)


Lời giải

- Mở đoạn nêu vấn đề: cách dung hòa giữa ước nguyện của cha mẹ và việc con cái lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình.

- Thân đoạn:

+ Giải thích: ước nguyện: mong muốn và nguyện ước điều mình muốn sẽ thành hiện thực.+ Bàn luận:

. Các đấng sinh thành chịu vất vả, cực khổ, hy sinh để ước nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với con cái của mình. Cho nên con cái cần biết trân trọng, thấu hiểu công lao cha mẹ cũng như bao kì vọng mà cha mẹ gửi gắm vào mình.

• Tuy vậy, con cái cũng có những ước nguyện riêng của mình, có cuộc đời riêng để sống, cho nên cha mẹ không nên áp đặt, bắt con phải sống theo ước nguyện riêng của mình. Điều đó khiến yêu thương thành gánh nặng, và dẫn tới những rạn vỡ, xa cách trong gia đình.

• Giữa cha mẹ và con cái, do đó cần có sự đối thoại, thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, để cùng nhau thực hiện những ước nguyện chân thành, tốt đẹp, mang đến hạnh phúc cho mỗi người.

+ Phản biện: Cha mẹ không nên áp đặt, ắt buộc con mình phải theo những gì mình muốn, con cái không nên mù quáng khi lựa chọn hướng đi cho mình mà không nghe lời cha mẹ.

+ Nhận thức, hành động: con cái cần cố gắng học thật giỏi, chứng minh năng lực của bản thân, thuyết phục cha mẹ.

icon-date
Xuất bản : 25/05/2021 - Cập nhật : 25/05/2021