logo

Đọc hiểu Rễ sâu ai biết là hoa

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Rễ sâu ai biết là hoa hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Rễ sâu ai biết là hoa giúp các em ôn tập môn Ngữ Văn 9 đạt kết quả cao. 


Đọc hiểu Rễ sâu ai biết là hoa - Đề số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi sau:

Rễ sâu ai biết là hoa

Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.

Im trong lòng đất rối bời

Chắt chiu từng giọt, từng lời lặng im.

Uống từng giọt nước đời quên Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồng

Nở rồi, trông dễ như không

Một vùng sáng đọng, một vùng hương bay.

Tụ, tan màu sắc một ngày

Mặt trời hôm, mặt trời mai ngoảnh cười

Bắt đầu từ rễ em ơi!

(Chế Lan Viên, Rễ … hoa)

Đọc hiểu Rễ sâu ai biết là hoa hay nhất

Câu hỏi:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Để tạo nên hoa, hình tượng rễ trong bài thơ đã phải trải qua những gì? 

Câu 3. Qua sự nhọc nhằn của rễ, bài thơ gợi nhớ tình cảm đạo lí gì? 

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên nhủ “Bắt đầu từ rễ em ơi!”? (Trả lời bằng một đoạn văn từ 5 – 10 câu) 

Trả lời:

1/ Thể thơ lục bát.

2/ Để làm ra hoa, rễ đã phải: xoắn đau núm ruột, chắt chiu từng giọt, uống từng giọt nước đời quên, ăn từng thớ  đá.

3/ Bài thơ gợi nhớ tình cảm đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. (Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác như: ơn nghĩa, biết ơn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây,…).

4/ Bày tỏ được suy nghĩ; diễn đạt rõ ràng, thuyết phục về ý nghĩa lời khuyên trong câu cuối bài thơ.

Gợi ý: “Bắt đầu từ rễ em ơi!”? nhắc nhớ con người về nguồn cội, nhắn gửi thông điệp về lối sống nghĩa tình, chung thủy, biết ơn nguồn cội.


Đọc hiểu Rễ sâu ai biết là hoa - Đề số 2

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi sau:

Rễ sâu ai biết là hoa

Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.

Im trong lòng đất rối bời

Chắt chiu từng giọt, từng lời lặng im.

Uống từng giọt nước đời quên Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồng

Nở rồi, trông dễ như không

Một vùng sáng đọng, một vùng hương bay.

Tụ, tan màu sắc một ngày

Mặt trời hôm, mặt trời mai ngoảnh cười

Bắt đầu từ rễ em ơi!

(Chế Lan Viên, Rễ … hoa)

Câu hỏi:

1. Phương thức biểu đạt chính?

2. Biện pháp tu từ chính được sử dụng khi xây dựng hình tượng rễ

3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu sau: 

Rễ sâu ai biết là hoa

Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười.

4. Tác giả bài thơ cho rằng: hoa, nụ cười, sắc hồng, ánh sáng, hương vị… được bắt đầu từ rễ. Em có đồng ý không? Vì sao

Trả lời:

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2.

- Biện pháp tu từ: nhân hóa

Câu 3. Tác dụng:

Tăng hiệu quả cho sự diễn đạt, giúp câu thơ trở nên hấp dẫn hơn

Không chỉ vậy sử dụng hình ảnh nhân hóa Xoắn đau núm ruột tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy rõ, để làm nên vẻ đẹp rạng rỡ của hoa, để làm ra nụ cười rễ đã vô cùng cực nhọc, vất vả. Từ đó đề cao, khẳng định sự hi sinh của rễ.

Câu 4. Đồng ý với ý kiến của tác giả

Vì khởi nguyên của hoa, nụ cười, sắc hồng, ánh sáng, hương vị… đều được chắt chiu từ rễ. Chúng được rễ chăm sóc, nuôi nấng một cách thầm lặng, bền bĩ để những hoa hương kia có thể tỏa rạng sắc đẹp

icon-date
Xuất bản : 13/05/2022 - Cập nhật : 19/11/2022