logo

Đọc hiểu Lễ hội dân gian là sự kiện

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Lễ hội dân gian là sự kiện hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Lễ hội dân gian là sự kiện đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Lễ hội dân gian là sự kiện - Đề số 1


ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

            “Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc […] nhưng ngày nay, lễ hội dân gian lại đang dần biến  tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa.

            Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu. 

            Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. […] Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. Với những hành vi mê nhiều hơn tín đó, chùa Đồng, chuông đồng và cả khánh đồng ánh lên màu vàng, đỏ lấp lánh, hao mòn dần đi so với nguyên gốc.
            Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói, tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.”

(Theo http://vietq.vn )

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? (0,5 đ)

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản ? (1 đ)

Câu 3. Theo anh/chị, căn cứ vào đâu tác giả cho rằng : “tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người” ? (0.5 đ)

Câu 4.  Anh ( chị ) hãy viết 01 đoạn văn khoảng 5 đến 7  câu  nêu ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện tượng được đề cập đến trong văn bản trên . ( 1đ)


Lời giải

Câu 1 : Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2: Nội dung chính của văn bản : Văn bản đề cập đến hiện tượng người dân chen lấn xô đẩy, tranh cướp, mua thần bán thánh  trong lễ hội đầu năm.

Câu 3. Học sinh chỉ ra được 2 dẫn chứng :

- Cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội…0.25đ

- Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng… 0.25đ

Câu 4: Về hình thức : Học sinh trình bày trong 1 đoạn văn  dung lượng khoảng 5-7 câu, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát…

Về nội dung, đoạn văn cần nêu được ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện tượng trên . Sau đây là 1 số gợi ý :

+ Từ phía các cơ quan chức năng : Tăng cường công tác quản lí, tuyên truyền giáo dục ý thức người dân tham gia lễ hội, xử phạt nghiêm minh những người vi phạm…

+ Từ phía người dân : Mỗi  người phải nhìn lại và nhận thức đúng về cách ứng xử khi đến chùa, những nơi tâm linh.

+ Bài học cho bản thân khi tham gia lễ hội : Tham gia với tấm lòng thành kính, chân thành, không chen lấn xô đẩy , tranh cướp. ..


Đọc hiểu Lễ hội dân gian là sự kiện - Đề số 2


Phần I - ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc […] nhưng ngày nay, lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa. Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lọc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu.

Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. […] Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. […]

Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói, tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.”

(Theo http://vietq.vn )

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3 (1,0 điểm). Đoạn văn nêu lên hiện trạng gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Thái độ của tác giả muốn gửi đến bạn đọc?


Lời giải

Câu 1 

Phong cách ngôn ngữ: báo chí    

Câu 2    

Các thao tác lập luận: Bình luận, chứng minh

Câu 3    

Đoạn văn nêu lên hiện trạng báo động: người dân chen lấn xô đẩy, tranh cướp, mua thần bán thánh trong lễ hội đầu năm. Văn hoá lễ hội, tín ngưỡng dân gian đang bị biến tướng thành tệ nạn phản văn hoá.

Câu 4    

Học sinh chỉ ra thông điệp sống ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách ngắn gọn, thuyết phục.


Đọc hiểu Lễ hội dân gian là sự kiện - Đề số 3


PHẦN ĐỌC HIỂU( 3.0điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

(1)….Lễ hội dân gian là sự kiện văn hoá để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã và rộng hơn là quốc gia, dân tộc.Lễ hội là dịp con người trở về với cội nguồn, được giải toả, giãi bày âu lo, phiền muộn với thần linh, mong các vị thần giúp đỡ để vượt qua những thách thức trong cuộc sống đời thường. Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, là hình thức giáo dục để các thế hệ sau giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống dân tộc….

(2) Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là nền tảng văn hoá, tinh thần nhân văn của lễ hội đã và đang bị phá vỡ bởi nhiều hành vi phản văn hoá. Những ngày gần đây bên cạnh lễ hội Chém lợn( Ném Thượng-Khắc Niệm-Tiên Du-Bắc Ninh) tiếp tục làm “nóng” dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Cộng đồng mạng đã thật sự “dậy sóng” trước những hành vi vô cảm thiếu văn hoá của không ít người đặc biệt là những người trẻ: mặc váy ngắn vào chùa, trèo lên tượng, tạo dáng chụp ảnh khoe trên Facebook, vẽ ,viết lên tranh Phật ở chùa Bái Đính….Và thật sự gây phẫn nộ là những clip ghi lại chuyện “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” trong hội Gióng ( Sóc Sơn) và rước kiệu phá ô tô của hội làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm)

(3) Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng nắm đấm, bằng bạo lực. Rất đáng lo ngại là cách hành xử thiếu kiềm chế, những hành vi bạo lực đang ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm mất đi những giá trị thiêng liêng của lễ hội mà còn phá vỡ những khế ước tốt đẹp của cộng đồng được kết tinh trong đó. Nói như một nhà nghiên cứu là “những hành động như vậy đang vô tình đâm toạc tâm trí tổ tiên mình”. Và tình trạng này đang và tiếp tục làm méo mó, biến chất những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

(Trích “ Những hành vi phản văn hoá đang phá vỡ tín ngưỡng dân gian và làm biến chất lễ hội” – Cù Xuân Trường trên hanoimoi.com.vn)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0.25điểm)

Câu 2: Thao tác lập luận sử dụng trong đoạn( 1)? ( 0.25 điểm )

Câu 3: Trước thực trạng trên tác giả có thái độ như thế nào? Vì sao?( 0.5 điểm )

Câu 4: Anh ( chị ) viết một đoạn văn nêu hai giải pháp khắc phục tình trạng trên (0.5điểm ) (Đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng)


Lời giải

1

Đoạn trích viết bằng phương thức biểu đạt chính nghị luận (0.25) 

 

2

Thao tác lập luận đoạn (1) là giải thích

0.25

3

Thái độ của tác giả lo ngại, lo lắng.

0.5

Vì cách hành xử thiếu kiềm chế, những hành vi bạo lực đang ngày càng

gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này không chỉ làm

mất đi những giá trị thiêng liêng của lễ hội mà còn phá vỡ những khế

ước tốt đẹp của cộng đồng được kết tinh trong đó. Tình trạng này đang

và tiếp tục làm méo mó, biến chất những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

4

Học sinh trình bày theo suy nghĩ riêng theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, yêu cầu cách viết đoạn văn chặt chẽ, logic.

0.5

 

 

icon-date
Xuất bản : 25/05/2021 - Cập nhật : 25/05/2021