logo

Đọc hiểu Học vấn và văn hóa Trường giang

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Học vấn và văn hóa Trường giang hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Học vấn và văn hóa Trường giang đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Học vấn và văn hóa Trường giang - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Xin đừng vội nghĩ cứ có bằng cấp, học vấn cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ tri thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong khi đó có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến nâng cao phong cách văn hóa của một người là rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.”

(Trích “Học vấn và văn hóa” – Trường Giang)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)

A.Tự sự 

B. Biểu cảm 

C. Nghị luận 

D. Thuyết minh

Câu 2: Tìm câu chủ đề của đoạn văn (0,5 điểm)

Câu 3: Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của mỗi một người (1 điểm)

Câu 4: Đọc đoạn trích, anh (chị) hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của mỗi một người là gì? (1 điểm)

Câu 5: Từ bài học rút ra trong đoạn trích trên, anh chị hãy viết một bài văn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: “Trong cuộc sống, nhân cách muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người chúng ta” (3 điểm)

Đáp án

Câu 1: C

Câu 2:

Chủ đề của văn bản là: Mối quan hệ giữa học vấn và văn hóa

Câu 3: 

Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến văn hóa của mỗi người:

-Trình độ tri thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời, phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hóa.

- Tác động của trình độ học vấn đến nâng cao phong cách văn hóa của một người là rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

Câu 4: 

Yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của mỗi người là ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Câu 5: 

“Trong cuộc sống, nhân cách muôn đời là thước đo giá trị của mỗi con người chúng ta”

a. Giải thích

- Nhân cách là phẩm chất, tính cách của mỗi người.

- Nhân cách là giá trị con người, là phẩm chất làm người.

- Ý kiến trên hoàn toàn chính xác.

b. Chứng minh

- Vì sao nhân cách là thước đo giá trị mỗi con người

+ Con người phân biệt với con vật ở tình người, ở ý chí, ở phẩm chất người nên làm người phải có nhân cách.

+ Con người có thể có địa vị, bằng cấp nhưng địa vị, bằng cấp không quyết định nhân cách, không làm nên nhân cách một con người. Điều quan trọng nhất vẫn là phẩm chất, tính cách.

+ Nhân cách để phân biệt người tốt với người xấu. Những phẩm chất chung, đáng ngợi ca là thước đo cho con người trong xã hội đế sống có nhân cách

-Thế nào là sống có nhân cách

+ Có lòng tự trọng, có ý chí vượt qua khó khăn.

+ Biết sẻ chia, yêu thương với những người thân và những người có hoàn cảnh éo le.

+ Biết quan tâm đến gia đình, sau đó là những người ngoài xã hội. Không trở thành gánh nặng của mọi người.

-Sống không có nhân cách là những phẩm chất trên đều bị vi phạm. Nhân cách là điều không thể nhận ran gay ở vẻ bề ngoài mà phải biết quan sát, thấu hiểu mới nhận ra.

c. Mở rộng

-Làm người phải có nhân cách

- Sống tử tế, chân thật chứ không làm vì mục đích kiếm lợi, để đánh bóng bản thân.

Bộ đề Đọc hiểu Học vấn và văn hóa Trường giang hay nhất

Đọc hiểu Học vấn và văn hóa Trường giang - Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hóa. Trình độ tri thức văn hóa cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hoá. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hóa trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

(2) Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hóa không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

(Trích “Học vấn và văn hóa” - Trường Giang) 

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Theo tác giả, có trường hợp người có học nhưng phong cách sống của họ như thế nào? (1.0 điểm)

Câu 3: Trong văn bản, tác giả cho biết trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hóa của một con người? (0.5 điểm)

Câu 4: Trong đoạn văn (1), người viết sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó. (1.0 điểm) 

Đáp án

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: Có trường hợp người có học nhưng phong cách sống của họ lại rất trái ngược: Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm.

Câu 3: Trình độ học vấn tác động đến phong cách văn hóa của một con người rất lớn:

- Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết.

- Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp.

Câu 4: 

- Trong đoạn (1), người viết sử dụng các biện pháp nghệ thuật:

+ Liệt kê

+ Tương phản, đối lập

- Tác dụng:

+ Liệt kê: Có tác dụng trình bày rõ những biểu hiện thiếu văn hóa trong phong cách sống của một số người có học; đồng thời trình bày rõ những biểu hiện có văn hóa của một số người học hành chưa nhiều.

+ Tương phản, đối lập: Có tác dụng nhấn mạnh sự trái ngược giữa hai đối tượng (những người có học và những người học hành chưa nhiều).

icon-date
Xuất bản : 24/09/2021 - Cập nhật : 24/09/2021