logo

Đọc hiểu Họa sĩ tài giỏi nhất

Người thấy mình không có khuyết điểm là người không làm gì, tự mãn với những gì mình có. Chỉ có những người nhận ra khuyết điểm của mình, biết sửa chữa nó mới là những người thành công, tài năng thật sự. Dưới đây là đề Đọc hiểu Họa sĩ tài giỏi nhất. Mời các em cùng tham khảo!

Đề Đọc hiểu Họa sĩ tài giỏi nhất

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Họa sĩ tài giỏi nhất

Thuở trước, ở một thành phố nọ, người ta tổ chức cuộc thi họa sĩ tài giỏi. Rất đông họa sĩ đua tài, trưng bày những bức tranh đẹp của mình cho một ban giám khảo tinh tường xem xét. Cuộc thi đi đến hồi kết thì ban giám khảo lúng túng. Trước mắt họ chỉ còn lại hai tranh của hai họa sĩ bậc thầy. Ban giám khảo hết nhìn tranh lại thì thào bàn thảo với nhau, cố tìm ra những khiếm khuyết của từng bức để quyết định ai là người tài giỏi nhất. Nhưng dù đã hết sức cố gắng hay giảm khảo vẫn không thấy bức tranh nào có khiếm khuyết điểm gì. Có một nhà hiền triết đi ngang qua thấy vậy, nói với ban giám khảo là ông sẽ giúp đỡ họ.

Nhà hiền triết đến bên hai họa sĩ và nói:

- Thưa hai ngài, bác tranh của hai ngài rất đẹp, nhưng thú thực là ban giám khảo cũng như tôi không thấy chúng có khiếm khuyết gì, vì thế xin hai ngài hãy nhìn kỹ lại tranh của mình rồi nói cho tôi biết về những khiếm khuyết của chúng.
Sau một hồi lâu nhìn ngắm tranh của mình, vị họa sĩ thứ nhất thẳng thắn trả lời:

- Thưa tiên sinh, ngắm đi ngắm lại bức tranh của mình tôi vẫn không thấy nó bị khuyết thiếu gì.

Vị họa sĩ thứ hai thì đứng im.

- Chắc ngài cũng không thấy tranh của mình có khiếm khuyết? - nhà hiền triết hỏi.

- Thưa không phải, chỉ là tôi đang không biết cần bắt đầu từ khiếm khuyết nào - vị họa sĩ bối rối trả lời trung thực.

- Ngài đã thắng cuộc thi - nhà hiền triết mỉm cười nói.

Mọi người ồ lên:

- Sao thế được? Giải thưởng trao cho người thấy tranh của mình còn nhiều khiếm khuyết là sao?

Nhà hiền triết từ tốn giải thích:

"..."

(Theo Pritchì in, Ngân Xuyển dịch)

Câu 1: Xác định thể loại và chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Trong văn bản trên, em hãy:

a. Tìm một câu có lời dẫn gián tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn trực tiếp.

b. Tìm một câu có lời dẫn trực tiếp và chuyển thành câu có lời dẫn gián tiếp.

Câu 3: Em hãy sáng tạo lời giải thích của nhà hiền triết để hoàn chỉnh văn bản trên.

Câu 4: Viết một bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi, trình bày suy nghĩ về vấn đề được gợi ra từ lời giải thích của nhà hiền triết mà em sáng tạo ở câu 3 phần Đọc hiểu.

Đọc hiểu Họa sĩ tài giỏi nhất

>>> Xem thêm: Đọc hiểu Những dòng nước huyền thoại, Ngàn năm dưới bóng quê nhà

Đáp án

Câu 1:

- Đoạn trích trên thuộc thể loại truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2:

a. Câu có lời dẫn gián tiếp: 

Có một nhà hiền triết đi ngang qua thấy vậy, nói với ban giám khảo là ông sẽ giúp đỡ họ. 

=> Chuyển thành câu có lời dẫn trực tiếp: 

Có nhà hiền triết đi ngang qua thấy vậy, bèn nói với ban giám khảo: 

- Tôi sẽ giúp các vị tìm ra người chiến thắng. 

b. Câu có lời dẫn trực tiếp: 

- Chắc ngài cũng thấy bức tranh của mình có khiếm khuyết? - nhà hiền triết hỏi: 

=> Chuyển thành câu có lời dẫn gián tiếp: 

Nhà hiền triết quay sang hỏi người họa sĩ thứ hai xem có thấy khuyết điểm nào không 

Câu 3: 

Trong câu trả lời phải nêu được ý: người thấy mình không có khuyết điểm là người không làm gì, tự mãn với những gì mình có. Chỉ có những người nhận ra khuyết điểm của mình, biết sửa chữa nó mới là những người thành công, tài năng thật sự.

Ví dụ: Chỉ có hai loại người không có khuyết điểm, đó là những người chưa sinh ra và những người đã chết. Người không có khuyết điểm là người không làm được gì.

Câu 4:

a. Giải thích

Vị hiền triết chọn người họa sĩ thứ hai là người chiến thắng vì người nghệ sĩ ấy biết nhận ra những khiếm khuyết của mình 

=> Vấn đề nghị luận biết nhận ra những yêu điểm của mình để tự khắc phục, nâng cao khả năng của bảnthân, 

b. Bàn luận

* Vì sao nhận ra khuyết điểm của bản thân lại quan trọng? 

- Con người không có ai là hoàn hảo, nhận ra khuyết điểm của mình là có ý thức về bản thân, biết làm gì để khắc phục những khiếm khuyết đó. 

- Chỉ khi nhận ra được khuyết điểm của bản thân, chúng ta mới có ý chí vươn lên, vượt qua những vết xe đổ đỏ. 

- Con người ta lớn lên từ những thất bại chứ không phải từ con đường trải đầy hoa hồng của thành công. 

* Biểu hiện những người ưu tú nhất là những người biết nhận ra khiếm khuyết của mình và sửa chữa nó.

- Mỗi người có một hạn chế riêng, ngay cả trong lĩnh vực tâm đắc nhất của bản thân vẫn có những điểm chưa thật hài lòng.

- Nhận ra và sửa chữa những thiếu sót đó là quá trình chúng ta nhận thức thêm nhiều điều mới mẻ, tích lũy cho mình những kinh nghiệm mới, tự phát triển và hoàn thiện bản thân. 

- Khi không thấy bản thân có khuyết điểm gì, nghĩa là không có ý thức tự phản vấn, không thấy con đường phát triển ở bậc cao hơn. (Có dẫn chứng chứng minh) 

* Đúc kết vấn đề

- Tự nhận ra khuyết điểm của mình để sửa chữa là điều tốt nhưng không phải lúc nào mình cũng thiếu sót. Có những điều bản thân thực sự đạt đến mức độ tuyệt đối, phải tự tin vào bản thân mình để không bỏ lỡ những cơ hội quý giá. 

c. Bài học hành động và liên hệ bản thân 

- Em nhận ra những khiếm khuyết nào của bản thân. 

- Em khắc phục nó ra sao?

>>> Xem thêm: Đọc hiểu Nghĩ về hoàng hôn mẹ

icon-date
Xuất bản : 27/06/2022 - Cập nhật : 19/11/2022