logo

Đọc hiểu Gần 4 tỷ người, tức 1 phần 2 nhân loại

Tuyển tập Đề Đọc hiểu Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại đầy đủ nhất.

Đề Đọc hiểu Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

"Gần 4 tỷ người, tức 1/2 nhân loại không được bước ra khỏi đường vì một loại virus nhỏ bé, vô hình. Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo. Virus SARS-CoV-2, mà giới khoa học ngậm ngùi:“chúng ta chỉ biết rất ít về nó”, các chính trị gia gọi đó là “kẻ thù vô hình”, đã đặt các quốc gia vào tình trạng khẩn cấp như thời chiến với những mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng và gây nên khủng hoảng đời sống, kinh tế toàn cầu nghiêm trọng. Vì không nhìn thấy “kẻ thù” bằng mắt thường, vũ khí chiến đấu của con người lúc này chỉ có thể là sự sáng suốt, bình tĩnh, ý chí, nhận thức và tinh thần đoàn kết. Để có thêm thời gian trong cuộc chạy đua tốc độ với virus, để chiến đấu lâu dài, hạn chế tình trạng lây lan, giảm thiểu bệnh nhân và đưa cuộc sống trở lại bình thường sớm nhất có thể."

 ("Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống Covid-19 - Theo Thanh Thu - Tạp chí Tuyên giáo, thứ 4, 15/04/2020)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên. 

Câu 2. Nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về Virus SARS-CoV-2.

Câu 3. Phân tích phép tu từ ẩn dụ trong câu văn : "Chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo."

Câu 4. (1,0 điểm). Ngữ liệu trên chuyển tải thông điệp gì?

Đáp án:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: 

Virus SARS-CoV-2: tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó. gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là 14 ngày. Bùng phát dịch được báo cáo tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Và hiện chưa có vắc xin nào đặc trị hay thuốc chữa khỏi.

Câu 3: 

Ẩn dụ "cơn sóng thần". Ẩn dụ trong câu giúp ta hiểu hơn về sự ảnh hưởng ghê gớm mà đại dịch Covid 19 gây ra trên toàn cầu. Nó đang khiến cuộc sống con người rơi vào khủng hoảng, bế tắc. Dùng ẩn dụ trong câu còn giúp cảnh tỉnh bạn đọc trước tác hại ghê gớm mà Covid 19 sẽ gây ra trong cuộc sống này và thúc giục, thức tỉnh con người hãy có ý thức nhận biết, sự phòng tránh không để sóng thần cuốn trôi cuộc sống.'

Câu 4:

Ngữ liệu gửi tới ta thông điệp về tinh thần đoàn kết, về sự chung tay của toàn cộng đồng để làm nên sức mạnh tập thể tiêu diệt kẻ thù Covid.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm một số đoạn văn nói về đại dịch Covid-19 hay nhất nhé.

Đoạn văn nghị luận tinh thần dân tộc Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam ta thật vẻ vang và hào hùng khi đã từng hạ gục B52 của Mỹ, buộc Pháp phải trả lại độc lập tự do sau hai cuộc chiến tranh xâm lược. Đã từng có câu nói rằng: “Chống dịch giống như chống giặc” và đến bây giờ là thế kỉ 21, chúng ta đã và đang chung tay quyết tâm chống đại dịch Covid 19 do virus corona gây ra. Đó là một loại dịch bệnh mới nguy hiểm, lây lan nhanh giữa người với người qua đường tiếp xúc. Mặc dù tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn ra vô cùng phức tạp nhưng đất nước ta đã chữa trị thành công hoàn toàn cho 16 ca và không có trường hợp tử vong. Thật đáng tự hào! Ban chỉ đạo phòng chống dịch vẫn đang kiểm sát nắm vững tình hình. Các cán bộ, đội ngũ y bác sĩ được trang bị đầy đủ kĩ năng, tinh thần để ứng phó kịp thời với tình huống xấu nhất – bùng phát dịch. Tất cả người dân Việt Nam cùng quyết tâm một lòng chống dịch với một thái độ bình tĩnh, thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng tránh virus. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số cá nhân thiếu ý thức, coi thường sức khỏe bản thân và cộng đồng: tụ tập nơi đông người, trốn cách ly, khai báo không trung thực, gây hoang mang, hoảng loạn cho người dân. Đó là những hành động đáng lên án, cần xử phạt thật nặng để răn đe. Chúng ta là những con người Việt Nam, một dân tộc có tinh thần kiên cường, bất khuất. Hãy đoàn kết, quyết tâm “chống dịch như chống giặc” như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi. Chỉ cần chúng ta đồng lòng thì sẽ chiến thắng như bao cuộc chiến thắng trước kia.

Bộ đề đọc hiểu Gần 4 tỷ người, tức 1 phần 2 nhân loại

Đoạn văn nghị luận về thực trạng kỳ thị người vùng dịch 

Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ - chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới.

Đoạn văn nghị luận về ý thức tự học mùa Covid-19 

Hiện nay, đại dịch Covid-19 diễn biến ngày một phức tạp, nó khiến nền kinh tế trì trệ, cuộc sống con người hoàn toàn xáo trộn và luôn ở trạng thái lo ngại, … và cùng với đó chính là việc học sinh – sinh viên không thể tới trường. Một trong những điều đáng lo ngại nhất khi tình hình dịch bệnh không biết bao giờ mới ổn định. Có người cho rằng, việc học sinh – sinh viên nghỉ dài có thể gây ra những lỗ hổng kiến thức nhưng phần lớn phụ huynh đều đồng ý vì lo ngại sức khỏe của con em mình và cộng đồng. Nói chung, việc cho học sinh – sinh viên nghỉ học là điều tất yếu và thực sự cần thiết, nhưng ta càng phải chú ý hơn về ý thức tự học. Nếu bạn muốn đảm đảm rằng kiến thức của mình không có lỗ hổng đáng tiếc thì việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học của chính bạn. Dù cho bạn có được đến trường nhưng lại sự lười nhác, lơ đễnh, mải mê với những trò vui thì chắc chắn kết quả học tập chẳng thể khả quan được. Bạn hãy coi đây là “thời cơ tốt nhất” để bản thân tự ôn luyện lại kiến thức đã được hỏng, tự rèn luyện đề bù đắp những lỗ hổng đã có hoặc nâng cao khả năng với các dạng bài, dạng đề thi khác nhau. Thực tế mà nói, các Sở giáo dục và đào tạo đều triển khai các chương trình học trên sóng truyền hình, thầy cô tạo bài giảng online, bạn toàn có thể học tập tại nhà. Tự học thật tốt chính là một biện pháp đóng góp vào công tác phòng chống dịch Covid-19, giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Vậy nên, hãy tranh thủ thời gian để tự học, tự rèn luyện, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh bạn nhé!

Đoạn văn nghị luận về thực trạng tung tin giả trong đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh Corona vẫn tiếp tục lan rộng, các tin giả mọc lên như nấm gây nhiều hoang mang trên các mạng xã hội. Liên tiếp nhiều ngày qua, lực lượng công an các tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đắk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu... đã xử phạt nhiều trường hợp tung tin thất thiệt về virus Corona. Cùng với đó rất nhiều thông tin về số người nhiễm, số người chết vì dịch virus Corona tạo nên luồng thông tin hỗn loạn trên mạng xã hội và tác động ngược tới đời sống thật. Thực tế cho thấy, mục đích của những người tung tin thất thiệt thường là để thỏa mãn tính háo danh. Những thông tin giả mạo được đăng tải khiến người đọc hoang mang nguy cơ gây bất ổn xã hội. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Dịch bệnh sẽ không đáng lo ngại quá mức nếu cộng đồng thật sự hiểu và chủ động biết cách phòng, chống không hoang mang, lo lắng thái quá. Ngoài ra, bản thân mỗi người cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, không nghe theo, không lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật.

icon-date
Xuất bản : 23/02/2022 - Cập nhật : 23/02/2022