logo

Đọc hiểu Em kể chuyện này

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Em kể chuyện này hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Chị lúa phất phơ bím tóc 

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học 

Đàn cò áo trắng 

Khiêng nắng 

Qua sông 

Cô gió chăn mây trên đồng 

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi 

(Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa) 


Đọc hiểu Em kể chuyện này - Đề số 1

Đọc hiểu Em kể chuyện này

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? 

Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ? 

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy. 

Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh làng quê trong đoạn thơ? Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 câu. 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đoạn thơ trên viết theo thể thơ tự do.

Câu 2. 

Nội dung của đoạn thơ là: Miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê sống động và ngộ nghĩnh qua cái nhìn của trẻ thơ.

Câu 3. 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là: nhân hóa.

→ Tác dụng của biện pháp tu từ: Làm cho câu thơ giàu sức biểu cảm và bức tranh phong cảnh thiên nhiên làng quê thêm sống động và thú vị.

Câu 4. 

Đúng là tâm hồn trẻ thơ rất trong sáng và đáng yêu nên bức tranh phong cảnh làng quê bình dị qua mắt trẻ con cũng rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Những sự vật mà ta thấy nó hàng ngày, không có gì thú vị thì qua mắt trẻ thơ lại là những người bạn nhí nhảnh và đáng yêu. Hình ảnh lúa trên đồng, cây tre, đàn cò, gió và cả mặt trời đều được gọi với những cách gọi thân thuộc như chị, cậu, cô, bác. Cách gọi đó khiến cho các cảnh vật thiên nhiên xung quanh ta thật gần gũi và dễ mến.


Đọc hiểu Em kể chuyện này - Đề số 2

Đọc hiểu Em kể chuyện này (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định nội dung chính của đoạn thơ

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên.

Câu 3. Trình bày nét độc đáo của ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Đoạn thơ trên viết theo thể thơ tự do.

- Nội dung của đoạn thơ là: Miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê.

Câu 2. 

Các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên là: 

+ Chị lúa phất phơ bím tóc 

+ Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học 

+ Đàn cò áo trắng khiêng nắng và qua sông 

+ Cô gió chăn mây trên đồng 

+ Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi 

→ Tác dụng:

- Làm cho câu thơ và các sự vật trở nên sinh động, có hồn hơn, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi sáng, đẹp đẽ.

- Thể hiện cái nhìn hồn nhiên, trong sáng của tác giả.

Câu 3. 

Nét độc đáo trong ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên là trong việc sử dụng thể thơ tự do kết hợp cùng các hình ảnh thiên nhiên được nhân hóa đã miêu tả bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ và thân quen vì nó mang những dáng dấp của con người.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Em kể chuyện này. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 29/11/2022 - Cập nhật : 01/07/2023