logo

Đọc hiểu Đôi Mắt - Nam Cao

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Đôi Mắt - Nam Cao hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Đôi Mắt - Nam Cao đầy đủ nhất.

Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)


Đề Đọc hiểu Đôi Mắt - Nam Cao - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên.

A. Tiểu thuyết

B. Kịch

C. Truyện ngắn

D. Truyền kì.

Câu 2:Xác định nhân vật chính trong văn bản.

A. Dì Hảo

B. Hắn

C. Dì Hảo và Hắn

D. Người kể chuyện

Câu 3:Câu văn nào thể hiện dì Hảo không trách người chồng tàn nhẫn của mình?

A. “Dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.”

B. “Trách làm gì hắn...”

C. “Dì còn phải khóc hơn thế nhiều.”

D. “Cũng như dì đã không trách bà tôi...”

Câu 4:Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của dì Hảo?

A. Khóc, nấc

B. Nghiến chặt răng; khóc

C. Nghiến chặt răng; khóc; nấc

D. Nghiến chặt răng; khóc; nấc; thổ ra

Câu 5:Tác dụng của phép điệp trong văn bản?

A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo

B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo

C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo

D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo

Câu 6:Chủ để của văn bản là gì?

A. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám

B. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ  sau Cách mạng tháng Tám

C. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời hiện đại

D. Nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

Câu 7:Đoạn văn: Cũng như dì đã không trách........ và khổ cực thay! sử dụng những kiểu câu nào?

A. Câu trần thuật, câu nghi vấn

B. Câu trần thuật, câu cảm thán.

C. Câu nghi vấn, câu cảm thán

D. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ


Đề Đọc hiểu Đôi Mắt - Nam Cao - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Chỉ ra các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 2: Theo văn bản, vì sao dì Hảo không thể trách người chồng tàn nhẫn của mình? Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu văn "Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở” trong đoạn trích?

Câu 4: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.

Bộ đề Đọc hiểu Đôi Mắt - Nam Cao hay nhất

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Trong đoạn tích trê, các nhân vật được nhắc đến là dì Hảo, chồng dì Hảo, bà tôi

Câu 2: 

- Theo văn bản, vì: "Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho" nên dì Hảo không thể trách người chồng tàn nhẫn của mình.

- Tình cảnh của dì Hảo giúp em hiểu rõ về thân phận người phụ ngữ Việt Nam trước Cách mạng luôn phải chịu cảnh áp bức, bóc lột cả về tinh thần và vật chất. Họ phải chịu kiếp sống khốn khổ, phải chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội đầy bất công và mục nát này.

Câu 3: 

"Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở”. Theo em hiểu hành độn ấy tuy nhỏ bé với mọi người nhưng đối với dì Hảo đó là hành động ấm áp nhất gì được nhận giữa xã hội thực dân phong kiến mục nát này. Hình ảnh đó mang tính nhân đạo sâu sắc, đem lại hi vọng cho chúng ta rằng ở đâu đó trong xã hội này vẫn có người tốt bụng và giàu lòng nhân ái.

Câu 4: 

Qua đoạn tích trên có thể thấy ngòi bút nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là vô cùng thâm sâu. Ông dẫn dắt tâm lí nhân vật từ việc khám phá tâm lý của con người, quan sát và phân tích mọi biểu hiện hành động của nhân vật và từ đó rút ra được nhận xét đúng nhất về hình tượng tâm lí nhân vật Nam Cao hướng đến. Có thể nói, Nam Cao là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả và khắc họa tâm lý nhân vật.


Trắc nghiệm Đôi Mắt – Nam Cao

Câu 1: Đề tài chính trong tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám?

A. Người nông dân

B. Dân nghèo thành thị

C. Tư sản thành thị

D. Quan lại phong kiến

Câu 2: Nam Cao đã từng làm nghề gì?

A. Dạy học

B. Công nhân

C. Bốc vác

D. Vẽ tranh

Câu 3: Quê hương của Nam Cao là:

A. Ninh Bình

B. Nam Định

C. Hà Nam

D. Thái Bình

Câu 4: Bút danh nào không phải của Nam Cao?

A. Thuý Rư

B. Nhiêu Khê

C. Xuân Du

D. Vọng Nguyệt

Câu 5: Nam Cao sáng tác Đôi Mắt tại:

A. Hà Nội

B. Nam Định

C. Chiến khu Việt Bắc

D. Hà Nam

Câu 6: Dòng nào sau đây nhận xét không đúng về cái nhìn của Hoàng đối với người nông dân và kháng chiến?

A. Anh chỉ quen nhìn đời, nhìn người một phía thôi

B. Anh chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài mà không nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong

C. Đó là cái nhìn của một trí thức cũ, lạc hậu, lạc lõng với thời cuộc

D. Cái nhìn lạnh lùng, chán nản nhưng vẫn chan chứa yêu thương.

Câu 7: Từ nào sau đây thể hiện đúng nhất thái độ của nhân vật Hoàng đối với cuộc sống mới và nông dân?

A. Chua chát

B. Nghi ngờ

C. Hằn học

D. Mỉa mai

Câu 8: Chi tiết có ý nghĩa điển hình cho đôi mắt chỉ nhìn từ một phía của nhân vật Hoàng là:

A. Câu chuyện Hoàng kể về anh thanh niên vác tre

B. Câu chuyện về sự tò mò thóc mách của người nông dân

C. Câu chuyện về việc " Động thấy ai đi qua là hỏi giấy" của nông dân

D. Câu chuyện Hoàng kể về đám cặn bã của giới thượng lưu trí thức

Câu 9: Nhà văn Tô Hoài gọi tác phẩm nào của Nam Cao là một Tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ nhà văn như Nam Cao - Tô Hoài

A. Trăng sáng

B. Đời thừa

C. Đôi mắt

D. Nhật kí Ở rừng

Câu 10: Dòng nào sau đây không đúng về Nam Cao trước cách mạng?

A. Mang nặng tâm sự u uất bất đắc chí

B. Tấm lòng đôn hậu chan chứa yêu thương

C. Bi phẫn trước hiện thực xã hội

D. Vì những bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc

Câu 11: Thông tin nào sau đây đúng với gia thế của Nam Cao?

A. Nam Cao là một trong số ít người con trong gia đình được ăn học tử tế

B. Các anh chị em của nam Cao đều được gia đình cho ăn học tử tế

C. Nam Cao là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế

D. Nam Cao là người con duy nhất trong gia đình không được ăn học tử tế

Câu 12: Thể loại mà Nam Cao thành công hơn cả là:

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Kí

D. Phóng sự

Câu 13: Nhân vật Hoàng đã đánh giá người nông dân như thế nào trong các câu chuyện của mình trong “Đôi mắt”?

A. Đó là những người có tinh thần cách mạng hăng hái

B. Đó là những người can đảm

C. Nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục

D. Toàn những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện cả

Câu 14: Nam Cao đã dùng những tính từ nào sau đây để miêu tả ngoại hình của nhân vật Hoàng trong “Đôi mắt”?

A. Khệnh khạng, kềnh kệnh, tủn mủn

B. Khệnh khạng, kềnh kệnh, tủn ngủn

C. Khệnh khạng, lệnh khệnh, tủn ngủn

D. Khệnh khạng, lệnh khệnh, tủn mủn

Câu 15: Nhân vật dẫn truyện trong truyện ngắn Đôi mắt là ai?

A. Tôi- nhà văn Độ

B. Tôi- người quan sát

C. Nhân vật Hoàng

D. Anh thanh niên

Câu 16: Nhân vật Hoàng trong truyện Đôi mắt là một nhà văn nhưng đồng thời cũng là:

A. Một nhà báo

B. một hoạ sĩ

C. Một tay anh chị

D. Một tay buôn lậu

Câu 17: Dòng nào sau đây nói chưa đúng về giá trị nghệ thuật của Đôi mắt:

A. Truyện ngắn Đôi mắt là một thành công của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trung tâm có sức khái quát cao.

B. Truyện ngắn Đôi mắt ghi nhận thành công của Nam Cao với nghệ thuật kể truyện sinh động hầp dẫn

C. Truyện ngắn Đôi mắt có thể coi là đỉnh cao sáng tạo của Nam Cao với nghệ thuật sáng tạo cốt truyện li kì, hấp dẫn

D. Truyện ngắn Đôi mắt ghi nhận những thành công của Nam Cao trong xây dựng những

Câu 18: Nhan đề Đôi mắt được dùng với ý nghĩa:

A. Chỉ quan điểm, cách nhìn của nhà văn đối với tầng lớp mình

B. Chỉ quan điểm, cách nhìn của nhà văn, của nghệ sĩ đối với kháng chiến và đối với nhân dân, lực lựơng chính của kháng chiến.

C. Chỉ quan điểm, cách nhìn của văn nghệ sĩ đối với giai cấp công nhân

D. Chỉ quan điểm, cách nhìn của văn nghệ sĩ đối với việc sáng tạo nhệ thuật

Câu 19: Truyện ngắn Đôi mắt được sáng tác năm nào?

A. Năm 1945

B. Năm 1946

C. Năm 1947

D. Năm 1948

Câu 20: Trước cách mạng tháng 8, Nam Cao đã đề cập đến vấn đề "Đôi mắt" (cách nhìn) trong tác phẩm nào?

A. Lão Hạc

B. Đời thừa

C. Trăng sáng

D. Một đám cưới

Câu 21: Trước khi mang tên Đôi mắt, truyện ngắn này của Nam Cao có tên là:nghệ thuật mang tính phức điệu và độc thoại nội tại

A. Tiên sư anh Tào Tháo

B. Tiên sư thằng Tào Tháo

C. Tiên sư gã Tào Tháo

D. Tiên sư ông Tào Tháo

Câu 22: Dòng nào sau đây đã thông tin không đúng về nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt?

A. Độ chấp, nhận từ bỏ những quyền lợi riêng của mình để làm một anh tuyên truyền nhãi nhép

B. Độ tản cư về sống giữa những người nông dân

C. Độ đã theo nông dân đi đánh phủ

D. Độ đã ngủ ngay trong nhà in, đèn sáng và máy chạy ầm ầm

Câu 23: Phương án nào có thể chọn điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau để có nhận định đúng?

Nam Cao là nhà văn luôn có ý thức về vấn đề… , vấn đề…, vấn đề… đối với hiện thực, cũng như vấn đề…, và… của người cầm bút

A. Đôi mắt/ cách nhìn/ quan điểm/ lập trường/ thái độ

B. Đôi mắt/ điểm nhìn/ quan điểm/ lập trường/ thái độ

C. Đôi mắt/ điểm nhìn/ nhân sinh quan/ lập trường/ thái độ

D. Cách nhìn/ quan điểm/ lập trường/ lòng tin/ nhân cách

Câu 24: Cách nhìn của Hoàng và Độ khác nhau là do:

A. Cuộc sống khác nhau

B. Quan hệ xã hội khác nhau

C. Lập trường khác nhau

D. Tính cách khác nhau

Câu 25: Nếu gọi " Đôi mắt" là bản tuyên ngôn nghệ thuật, thì đó là:

A. Tuyên ngôn về cách sống của người nghệ sĩ trong kháng chiến

B. Tuyên ngôn về tác phẩm văn chương

C. Tuyên ngôn về sự sáng tạo trong nghệ thuật

D. Tuyên ngôn về lập trường cách mạng, lập trường kháng chiến của lớp văn nghệ sĩ tiểu tư sản

Câu 26: Sự nghiệp văn học của nam Cao thực sự bắt đầu từ năm:

A. 1936

B. 1938

C. 1941

D. 1943

Câu 27: Nam Cao không có sáng tác thuộc thể loại này:

A. Tiểu thuyết

B. Tuỳ bút

C. Truyện ngắn

D. Kí

Câu 28: Điền cụm từ thích hợp để có được nhận định đúng nhất về sáng tác của Nam Cao

“ Nhà văn đặc biệt đi sâu vào những/…/ của họ, qua đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài”.

A. Đời sống nội tâm

B. Bi kịch tâm hồn

C. Đời sống tâm hồn

D. Bi kịch cơm áo

Câu 29: “Góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chỉ là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”.

Đó là một quan niệm của Nam Cao được viết trong:

A. Truyện ngắn Đôi mắt

B. Bút kí Đường vô Nam

C. Nhật kí ở rừng

D. Truyện ngắn Trăng sáng.

Câu 30: Nhân định nào sau đây không phải là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:

A. Theo Nam Cao người cầm bút không được trốn tránh sự thực, mà cứ đứng trong đau khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những rung động của đời

B. Nam Cao cho rằng một tác phẩm thật giá trị phải có nội dung nhân đạo sâu sắc

C. Nam Cao đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút

D. Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, sống dở, chết dở của những nhà văn nghèo

Câu 31: Nam Cao coi sự cẩu thả trong nghề văn là:

A. Dối trá

B. Vô trách nhiệm

C. Đê tiện

D. Cả A và C

Câu 32: Truyện ngắn Đôi mắt đánh dấu một sự thay đổi cơ bản trong cách nhìn của Nam Cao đối với giai cấp nông dân. Sự thay đổi ấy là gì?

A. Cái nhìn trong trẻo, tươi mới hơn

B. Cái nhìn lạc quan, tin tưởng hơn

C. Cái nhìn yêu thương trìu mến

D. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế.

Câu 33: Qua truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao cho thấy điều gì là cần thiết đối với văn nghệ sĩ trong thời kì mới?

A. Vốn hiểu biết thực tế

B. Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế và đôi mắt nhìn đúng đắn

C. Có một chỗ đứng chắc chắn

D. Phải có cái bàn viết cho ra hồn

Câu 34: Nhân vật Hoàng được nhà văn xây dựng theo kiểu?

A. Nhân vật chức năng

B. Nhân vật tư tưởng

C. Nhân vật tính cách

D. Nhân vật loại hình

Câu 35: “Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”.

Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Biêu cảm

C. Nghị luận

D. Tâm tình

icon-date
Xuất bản : 12/05/2022 - Cập nhật : 19/11/2022