logo

Đọc hiểu “Đi thi tự vịnh” (3 mẫu)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu “Đi thi tự vịnh” hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu “Đi thi tự vịnh” - Đề số 1

Đi không há lẽ trở về không?

Cái nợ cầm thư phải trả xong.

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Trót đem thân thế hẹn tang bồng

Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông

Trong cuộc trần ai ai dễ biết,

Rồi ra mới biết mặt anh hùng

(Thơ Nôm Đường luật- NXB Giáo dục ,1998, tr.429)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng.

Câu 4: Nhận xét quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ.

"Đã mang tiếng ở trong trời đất 

Phải có danh gì với núi sông".

Câu 5: Thông điệp nào của bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ?

Câu 6: Nhận xét thái độ của nhà thơ.

Đọc hiểu “Đi thi tự vịnh”

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Thể thơ của bài thơ trên là: Thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 2: 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: Biểu cảm.

Câu 3: 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là: 

+ Câu hỏi tu từ: Đi không há lẽ trở về không?

+ Phép đối: Điền vui - tang bồng.

→ Tác dụng: làm cho câu thơ thêm sinh động và giàu tính biểu cảm hơn.

Câu 4: 

Quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ."Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông" là: 

Là một đấng nam nhi, phải là người dũng mãnh, đầy trách nhiệm, tài chí vẹn toàn, phải có tiếng tốt đối với núi sông, người đời kính phục. Nếu không học hành đỗ đạt, làm quan to giúp dân giúp nước thì cũng phải mà một công dân tốt, xây dựng và gánh vác gia đình, giúp ích cho đất nước. 

Câu 5: 

Thông điệp của bài thơ có ý nghĩa nhất đối với em là: Người con trai nên có ý chí và những phẩm chất, hoài bão tốt đẹp, giúp ích cho xã hội và đất nước.

Câu 6: 

Thái độ của nhà thơ qua những vần thơ được thể hiện là người thông minh, tự tin. Qua đó cho thấy ông là người chí đức vẹn toàn.


Đọc hiểu “Đi thi tự vịnh” - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Dựa vào văn cảnh, có thể thấy bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?

Câu 2: Điển cố “tang điền” giúp anh (chị) hiểu như thế nào quan niệm của Nguyễn Công Trứ về chí làm trai.

Câu 3: Chép lại ít nhất một câu thơ đã học về quan niệm chí làm trai trong xã hội phong kiến. Cho biết sự khác nhau giữa “tiếng” và “danh” trong câu thơ:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

Câu 4: Tư tưởng trên có gì mâu thuẫn với tư tưởng của Cao Bá Quát? Phải chăng không nên theo đuổi công danh, sự nghiệp. Cần tránh xa vòng danh lợi để rước họa vào thân?

Xưa nay phường danh lợi

Tất cả trên đường đời

Đầu gió hơi men theo quán rượu

Người say vô số, tỉnh bao người.

(Trích Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Cao Bá Quát)

Bàn luận về vấn đề này trong một đoạn văn ngắn.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Dựa vào văn cảnh, có thể thấy bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả đang trên đường đi thi cử lận đận để trả nợ công danh.

Câu 2: 

Điển cố “tang điền” có nghĩa là đã làm trai phải có chí lớn, có công danh với đất nước, nhân dân.

Câu 3: 

Một câu thơ đã học về quan niệm chí làm trai trong xã hội phong kiến là:

Làm trai phải lạ trên đời/ Há để càn khôn tự chuyển dời 

(Xuất dương lưu biệt, Phan Bội Châu).

Sự khác nhau giữa “tiếng” và “danh” trong câu thơ Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông là:

+ Tiếng: Chỉ những hành động đáng chí làm trai.

+ Danh: Những công trạng, danh tiếng của cá nhân, có thể ghi trên sổ sách, lưu truyền ngàn đời.

Câu 4: 

Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ so với Cao Bá Quát có đôi chút khác biệt. Hai người đều là những nam nhi suy nghĩ về vấn đề công danh trên con đường đi tìm công danh. Tuy nhiên, theo Nguyễn Công Trứ, là con trai phải có chí làm trai, phải đạt được nhiều công danh, có tiếng thơm với đời. Phải đạt được nhiều công danh, giúp dân giúp nước. Còn đối với Cao Bá Quát, công danh là thứ rượu ngon, mê hoặc lòng người, gắn với nhưng thứ ích kỉ, vụ lợi.


Đọc hiểu “Đi thi tự vịnh” - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2. Chỉ ra từ ngữ thể hiện không gian nghệ thuật trong văn bản. 

Câu 3. Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Dở đem thân thế hẹn tang bồng. 

Câu 4. Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm.

Câu 2. 

Từ ngữ thể hiện không gian nghệ thuật trong văn bản là: 

Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông

Câu 3. 

Phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt/ Dở đem thân thế hẹn tang bồng là muốn cho thấy sự đối lập về cách làm người và cách sống của người con trai trong xã hội.

Câu 4. 

Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông gợi cho em suy nghĩ về cách sống, cách suy nghĩ của người con trai trong xã hội.

------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Đi thi tự vịnh”. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 07/01/2023