logo

Đọc hiểu Đất nước hình tia chớp

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Đất nước hình tia chớp hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Đất nước hình tia chớp đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Đất nước hình tia chớp - Đề số 1

Phần I. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới

Có phải mẹ Âu Cơ đã đi vòng trái đất

Để làm chỗ khai sinh con Lạc cháu Hồng

Mẹ đã tìm ra dải đất hình tia chớp

Chọn vùng tâm bão để sinh con
*
Cái dải đất sông hoá rồng chín khúc

Hai đầu xoè những mũi đất - mũi lao

Núi mang dáng ngựa phi voi phục

Bảo ngủ rừng sâu đợi giặc vào
*
Cái dải đất giống như nàng Tiên múa

Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong

Lịch sử thành văn trên mình ngựa

Con trẻ mà mang áo giáp đồng
*
Dân tộc lạ lùng lần đầu chiến đấu

Lại cử chú bé vừa sinh cưỡi ngựa sắt xông ra

Lại cử hai người đàn bà cưỡi voi cầm giáo

Tráng sĩ mà sao phải giữ nhà?

( Trích trưởng ca Đất nước hình tia chớp - Trần Mạnh Hào)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Trong câu thở: "cái dải đất giống như nàng tiên Tiên múa/Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong". Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Anh/chị hiểu gì về ý nghĩa câu thơ: "Lịch sử thành văn trên mình ngựa/Con trẻ mà mang áo giáp đồng"

Câu 4: Những nhân vật nào được nhắc tới trong hai câu thơ:

Lại cử chú bé vừa sinh cưỡi ngựa sắt xông ra

Lại cử hai người đàn bà cưỡi voi cầm giáo

Tráng sĩ mà sao phải giữ nhà?

Từ đó anh/chị có suy nghĩ gì về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta?

Trả lời

Câu 1. Các phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, tự sự

Câu 2.

Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh "giống như nàng tiên múa, hình ngọn lửa cuồng phong". Tác dụng: gợi ra được vẻ đẹp chân thực và sinh động của đất nước VN giống như một nàng tiên đang múa và hình của ngọn lửa rực cháy. Hai hình ảnh "tiên múa và lửa cuồng phong" còn gợi ra tinh thần của Việt Nam, là đất nước tươi đẹp lúc thời bình và sục sôi, dữ dội, mạnh mẽ khi có kháng chiến

Câu 3.

Ý nghĩa của 2 câu thơ "Lịch sử thành văn trên mình ngựa/ Còn trẻ mà mang áo giáp đồng" là lời ngợi ca về những chiến công lịch sử dữ dội đã được ghi chép thành văn thơ, tác phẩm nghệ thuật, áng thiên cổ hùng văn. Trong những tác phẩm nghệ thuật ấy đã ghi chép lại công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc vĩ đại, tuổi còn trẻ mà thấm nhuần tư tưởng yêu nước thương dân sâu sắc

Câu 4.

Nhân vật được nhắc tới trong 2 câu thơ là Thánh gióng và Hai Bà Trưng. 

Truyền thống chống giặc ngoại xâm là truyền thống quý báu tốt đẹp của nhân dân ta. Truyền thống ấy được tạo nên bởi sự đoàn kết nhất trí của nhân dân VN trên dưới một lòng muốn đánh đuổi kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi vẹn toàn. Nhân dân VN khi có giặc đến nhà thì dùng tất cả những gì mình có trong khả năng để bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ. Chính nhờ tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí đánh giặc đó mà nhân dân ta đã tạo nên được sức mạnh của dân tộc bất khuất, kiên cường, trung thành với tổ quốc.


Đọc hiểu Đất nước hình tia chớp - Đề số 2

Phần I - Đọc hiểu

Thế hệ chúng con chưa kịp tròn mười tám

Như đất nước nghìn năm chưa một kỷ nguyên già

Những quả đồi nằm theo dáng đấm

Sông Thương buồn có giặc cũng lao ra
*
Thế hệ chúng con đi như gió thổi

Quân phục xanh đồng sắc với chân trời

Chưa kịp yêu một người con gái

Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai
*
Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn

Sống thì đi mà chết thì nằm

Giọt lệ phần mình, nụ cười dành bạn

Đất nước là một cuộc hành quân
*
Mẹ ơi, có mẹ rồi chúng con vững bước

Chúng con lam làm, chúng con sống chúng con yêu

Chọn tâm bão mẹ sinh thành dân tộc

Sóng có nghiêng đê con vẫn bắc cầu Kiều

Câu 1: Trong khổ thơ (1), tác giả đã liên tưởng " thế hệ chúng con chưa kịp tròn mười tám" với hình ảnh nào?

Câu 2: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ?

Những quả đồi nằm theo dáng đấm

Sông Thương buồn có giặc cũng lao ra

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng trong khổ thơ sau?

Thế hệ chúng con đi như gió thổi

Quân phục xanh đồng sắc với chân trời

Chưa kịp yêu một người con gái

Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai

Gợi ý trả lời

Câu 1.

Trong khổ thơ 1 tác giả đã liên tưởng thế hệ chúng con chúng con chưa tròn 18 với hình ảnh " đất nước ngàn năm chưa một kỉ nguyên già " , " những quả đồi nằm theo dáng đầm " và " sông thương buồn có giặc cùng lan ra " . Ý ở đây muốn nói thế hệ con cháu chưa 18 là mầm non tương lai của tổ quốc cần giữ gìn và phát triển để xây dựng một đất nước giàu mạnh .

Câu 2:
- Thiên nhiên luôn trong tư thế bảo vệ đất nước:

+ Qua câu thơ, "những quả đồi" - "dáng đấm", "sông Thương buồn" "giặc"- lao ra-) sẵn dàng, chủ động đối mặt với kẻ địch, bảo vệ Tổ Quốc.

+ Thiên nhiên là hình ảnh ẩn dụ cho dân tộc Việt, luôn sẵn sàng đấu tranh, giữ vững độc lập chủ quyền.

+ Thiên nhiên- con người VN luôn có một tình yêu tha thiết, mãnh liệt với Đất Nước, có truyền thống dân tộc tốt đẹp- chống giặc ngoại xâm.

+ Bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả.
Câu 3:

- Biện pháp tu từ so sánh "thế hệ chúng con đi"- "gió thổi"

- Tác dụng:

+ Gợi sự ra đi của thế hệ một cách nhanh chóng, mau lẹ- sự hy sinh lớn về thanh xuân, tuổi trẻ.

+ Thái độ: trân trọng, thương xót, đồng cảm.

+ Tạo câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, mang tính biểu cảm cao.

Gợi ý

Họ không hề lên gân hay kể lể khi nói về phút giây đau thương nhất, phút giây người lính hi sinh, trở về với đất mẹ, những vần thơ nhẹ nhàng mà thấm sâu vào trái tim người đọc về những người anh hùng. Họ ra đi vì chiến tranh, họ chiến đấu vì Tổ quốc thân yêu và ngã xuống trên hành trình đi đến ngày chiến thắng. Cái chết của họ “nhẹ tựa lông hồng” mà xót xa đau đớn: “Thế hệ chúng con đi như gió thổi/ Quân phục xanh đồng sắc với chân trời/ Chưa kịp yêu một người con gái/ Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai”. Tác giả đã sử dụng rất độc đáo biên phát tu từ so sánh " thế hệ chính con đi như gió thổi" , thế hệ chúng con ở đây chỉ lớp trẻ chỉ mới mười 19, đôi mươi đã xung phong đánh trận để cống hiến, bảo vệ quê hương. Chỉ tiếc rằng họ ra đi như gió thổi, tác giả so sánh một sự hy sinh to lớn của cả một thế hệ với cơn gió nhẹ nhàng thổi qua, những người lính, người chiến sĩ những chàng trai cô gái tuổi đôi mươi họ hy sinh cho tổ quốc, sự hy sinh này vô cùng cao cả mà thật đau thương. Họ tình nguyện ra đi và nằm xuống khi tuổi đời còn xanh:“Họ trẻ lắm những người nằm dưới đó/áo binh nhì xanh suốt tuổi đôi mươi” (Sông Mê Công- Anh Ngọc). Trong khoảnh khắc, đạn bom, đất đá và tiếng gọi như bị hòa trộn vào nhau tạo nên một tình thế hết sức cam go. Trong hoàn cảnh ấy, người chiến sĩ- những cô thanh niên xung phong là những người sẽ phải xông pha để thông những tuyến đường. Song, sức công phá của dã tâm hủy diệt không chỉ băm vằm những tuyến đường mà còn vùi lấp những "mái tóc tuổi hai mươi” nơi Đồng Lộc: "La lại quẫy mình...không làm sao gượng dậy/nắng nửa chiều tung hoa cải hoa cà/trên bụi khói/bỗng lành lạnh bờ vai/như máu chảy lại như là nước chảy/và dòng sông xanh cứ dâng đầy lên mãi/dọc cơn mê - dịu ngọt một dòng sông... ”

icon-date
Xuất bản : 10/11/2021 - Cập nhật : 23/06/2022