logo

Đọc hiểu Đá san hô kê lên thành sân khấu

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Đá san hô kê lên thành sân khấu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Đá san hô kê lên thành sân khấu đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Đá san hô kê lên thành sân khấu - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu :

Đá san hô kê lên thành sân khấu 

Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà 

Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ 

Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa

 

Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng 

Đá củ đậu bay như lũ chim hoang 

Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu 

Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…

 

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc 

Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu 

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc 

Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau

 

[…] Nào hát lên cho đêm tối biết 

Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây 

Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió 

Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này

(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Buổi liên hoan văn nghệ ở Trường Sa có gì đặc biệt khác thường so với ở đất liền?

Câu 3. (1,0 điểm) Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi cho anh/chị liên tưởng đến câu thơ nào về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? ở họ có điểm chung gì về hoàn cảnh chiến đấu  và bảo vệ tổ quốc

Câu 4. (1,0 điểm) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của những người lính đảo được đề cập trong đoạn thơ trên.

Lời giải

Câu 1: Những phương thức biểu đạt :  biểu cảm, miêu tả. 0,50

Câu 2: Buổi liên hoan văn nghệ ở Trường Sa đặc biệt khác thường so với ở đất liền là ở chỗ: sân khấu được kê bằng đá san hô, cánh gà dựng lên bởi mấy tấm tôn, không có phông màn hay trang trí, sỏi cát bay bụi mù vì gió… Tất cả cho thấy sự tạm bợ cùng cuộc sống thiếu thốn nơi biển đảo. 0,50

Câu 3:

 – Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi liên tưởng đến hình ảnh người lính Tây Tiến thời kháng Pháp qua câu thơ “Tây Tiến đoàn bỉnh không mọc tóc” (Tây Tiến của Quang Dũng).

– Điểm chung về hoàn cảnh chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc:

+ Sự thiếu thốn về vật chất (nước ngọt, thuốc men..)

+ Phải đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt (rừng thiêng, sóng gió.. .)• 0,50

Câu 4: HS trình bày cảm nhận cá nhân về vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của những người lính đảo được đề cập trong đoạn thơ:

– Tâm hồn lạc quan, lãng mạn: hình ảnh những người lính đảo vui tươi, trẻ trung, tràn đầy sức sống; những tiếng hát bay bổng ngàn vang giữa đảo xa.

– Tình yêu Tổ quốc nồng nàn: sẵn sàng đương đầu với sóng cả gió to, những thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần để bảo bệ biển đảo quê hương, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc. 0,50


Đọc hiểu Đá san hô kê lên thành sân khấu - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

Đá san hô kê lên thành sân khấu 

Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà 

Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ 

Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa

 (…) 

Những giai điệu ngang tàng như gió biển 

Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi 

Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa 

Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời… 

(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa,Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985)

Câu 1. Xác định thể thơ. 

Câu 2. Tìm những từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu.

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Những giai điệungang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi.

Câu 4. Hình dung của em về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ trên?

Lời giải

1. Thể thơ: tự do 1.0

2. Các từ cùng trường nghĩa với từ sân khấu: cánh gà, phông màn, giai điệu, lời ca 

3. Chỉ ra một trong hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:so sánh, đối lập

4. Hình ảnh người lính Trường Sa: cuộc sống khó khăn, gian khổ; tâm hồn giàu cảm xúc, lạc quan yêu đời; vẻ đẹp rắn rỏi, ngang tàng…


Đọc hiểu Đá san hô kê lên thành sân khấu - Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu :

Đá san hô kê lên thành sân khấu 

Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà 

Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ 

Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa

 

Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng 

Đá củ đậu bay như lũ chim hoang 

Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu 

Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…

 

[…] 

Nào hát lên cho đêm tối biết 

Rằng chúng ta là những con người

Yêu em thủy chung hơn muối mặn

Dù thư tình chưa biết gửi cho ai

 

Nào hát lên cho đêm tối biết 

Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây 

Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió 

Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này

(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)

 Câu 1: Những hình ảnh, từ ngữ nào diễn tả cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính đảo trường sa>

Câu 2: Cho biết nội dung chính của đoạn thơ

Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý thơ: “ Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió? Tổ quốc Việt nam bắt đầu từ nơi này”?

Câu 4: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về một vẻ đẹp của đoạn thơ

Lời giải

1, Những hình ảnh thể hiện cho sự gian khó ở Trường Sa: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, gió rát mặt, đảo thay hình dáng, sỏi cát bay như lũ chim hoang.

2, Nội dung chính của đoạn thơ là tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ

3,

Hai câu thơ đã khẳng định được tình yêu dành cho tổ quốc của những người lính hải đảo đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quê hương. Dù cho có những điều kiện khó khăn đến thế nào đi nữa, những người lính vẫn luôn vững chắc tay súng bảo vệ chủ quyền trên biển của quê hương. Hình ảnh "Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này" là lời khẳng định tình yêu bất tử dành cho tổ quốc của những người lính hải đảo xa xôi. Tình yêu của họ đối với VN là mãi mãi và không bao giờ đổi thay.

4,

Đoạn thơ trích trong bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khẳng định được tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ. Thật vậy, hình ảnh những người lính hải đảo hiện lên với tầm vóc vĩ đại và tình yêu bất biến dành cho tổ quốc. Đầu tiên, họ là những người lính bất chấp những khó khăn gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Điều kiện ở Trường Sa vô cùng khó khăn và khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Thứ hai, họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết. Tổ quốc đối với những người lính trẻ là thiêng liêng và vĩnh hằng biết nhường nào. Tóm lại, đoạn thơ cho ta thấy được phong thái yêu đời cùng tình yêu tổ quốc của những người lính hải đảo ấy.

icon-date
Xuất bản : 26/05/2021 - Cập nhật : 23/06/2022