logo

Đọc hiểu Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này (3 đề)

icon_facebook

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? Đoạn trích là lời của ai nói với ai? Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì? Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn trích.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố...

Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất...

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã…. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. (…)

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.

(...)

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình…. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.

(Trích Thư của tổng thống Mĩ A.Lin-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình,

trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004)

Đọc hiểu Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này - Ảnh 1

Đọc hiểu Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này - Đề số 1

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. nghị luận

B. tự sự

C. miêu tả

D. tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2. Đoạn trích là lời của ai nói với ai?

A. thầy giáo nói với chính mình

B. phụ huynh tự nói với chính mình

C. thầy giáo nói với học sinh

D. phụ huynh nói với thầy giáo

Câu 3. Trong câu “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.” từ dạy thuộc từ loại gì?

A. danh từ

B. tính từ

C. động từ

D. số từ

Câu 4. Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm gì giống nhau?

A. đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu”

B. đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ

C. đều là những đoạn văn nghị luận.

D. đều bàn về dạy con tính trung thực

E. các ý A, B, C đúng

Câu 5. Từ nào đồng nghĩa với từ gian lận?

A. gian nan

B. giả dối

C. thật thà

D. thẳng thắn

Câu 6. Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng gì?

A. tạo sự hấp dẫn

B. giúp văn bản sinh động hơn

C. nhấn mạnh điều mong muốn

D. giúp văn bản rõ ràng hơn

Câu 7. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....”?

A. nói về việc kiếm tiền

B. vẻ đẹp của lao động

C. sự khó khăn của con người trong cuộc sống

D. quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính

Câu 8. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Phần trích trên bàn luận về vấn đề gì?

A. ước mơ của con người trong cuộc sống

B. những kinh nghiệm khi đối mặt với khó khăn

C. cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ từ những điều người lớn trải nghiệm trong thực tế

D. đừng sợ việc học

Câu 9. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là gì?

Câu 10. Em có đồng ý với ý kiến của người viết: “Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...” Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. A

Đoạn trích trên sử dụng phương thức nghị luận

Câu 2. D

Đoạn trích là lời của phụ huynh nói với thầy giáo

Câu 3. C

Từ "dạy" thuộc từ loại động từ

Câu 4. E

Các đoạn văn trong đoạn trích có điểm giống nhau là:

+ đều có ý nhấn mạnh: “xin hãy dạy cháu”

+ đều bàn về việc dạy dỗ, giáo dục đứa trẻ

+ đều là những đoạn văn nghị luận.

Câu 5. B

Từ đồng nghĩa với “gian lận” là “giả dối”

Câu 6. C

Việc lặp lại các cụm từ “xin hãy dạy cháu” trong đoạn trích có tác dụng nhấn mạnh điều mong muốn

Câu 7. C

Câu văn có nghĩa là sự khó khăn của con người trong cuộc sống

Câu 8. D

Phần trích trên bàn luận về vấn đề đừng sợ việc học.

Câu 9. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản trên là:

+ Lời cầu khẩn của phụ huynh mong muốn người thầy hãy dạy con mình, qua đó thể hiện sự kì vọng, mong mỏi của thầy cô trong việc dạy học cho trẻ.

+ Người thầy có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của con người, vì thế hãy dạy học sinh mình mọi điều trong cuộc sống để thấy được việc học quan trọng tới nhường nào.

Câu 10.

“Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...” Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên vì:

Việc gian lận là hành vi không trung thực, dù có làm tốt đến đâu thì thành tích do gian lận có được không đáng được công nhận. Không những thế, gian lận còn là hành vi suy đồi đạo đức và bị xã hội lên án. Do đó, mỗi chúng ta hãy trung thực trong các kì thi và chuẩn bị kiến thức thật tốt để đạt kết quả cao.


Đọc hiểu Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này - Đề số 2

Câu 1. Xác định nội dung của đoạn trích.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: “Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng.”

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn trích.

Câu 4. Từ câu nói “Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn". Anh/chị rút ra được bài học gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Nội dung của đoạn trích là: lá thư của phụ huynh gửi cho thầy giáo, mong muốn thầy hãy dạy con mình những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Câu 2.

 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là nghị luận.

Câu 3.

"Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng".

- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ “xin hãy dạy cho cháu”

- Tác dụng: nhấn mạnh tấm lòng mong mỏi, khát khao của người cha với người thầy để dạy cho con những điều hay lẽ phải. Đồng thời tạo nhịp điệu cho các câu văn, tăng giá trị biểu đạt.

Đọc hiểu Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này - Đề số 2

Câu 4.

Từ câu nói “Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn". Em rút ra được bài học là: Hãy sống lạc quan bởi xã hội không phải chỉ toàn những người xấu. Nếu ta gặp kè thù ở nơi này thì đâu đó vẫn có những người bạn, những điều tốt đẹp ở nơi khác. Vì vậy, nếu gặp người xấu, đừng vội vàng đánh giá cả xã hội đều xấu, cuộc đời vẫn có người tốt và kẻ xấu mà. Chỉ cần lạc quan thì ắt sẽ gặp điều tốt đẹp cả thôi.


Đọc hiểu Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này - Đề số 3

Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Xác định 01 biện pháp tu được sử dụng trong đoạn trích. Nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: "Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình"?

Câu 4. Nêu 02 phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích trên. Theo anh/chị, phẩm chất nào là quan trọng hơn cả đối với tuổi trẻ hiện nay? Hãy viết đoạn văn (7-10 dòng) trình bày quan điểm của bản thân về phẩm chất đó?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2.

Các biện pháp tu từ và tách dụng của chúng trong đoạn trích là:

- Lặp từ ngữ: Xin hãy, xin thầy dãy dạy cho cháu

- Liệt kê những điều sẽ gặp phải trong cuộc sống như: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; tránh xa sự đố kị; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe…

==> Tác dụng: nhấn mạnh mong muốn, mong mỏi của tổng thống Lincohn tới nền giáo dục nước nhà, tạo giọng điệu tha thiết, cần khẩn. Đồng thời tạo nhịp điệu cho câu văn thế hấp dẫn.

- Ẩn dụ: tấm lưới chân lí (sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc), cơ bắp và trí tuệ (sức lao động), trái tim và tâm hồn (nhân cách, phẩm hạnh)

=> Tác dụng: Thể hiện tư duy của người viết, dễ chạm tới trái tim người đọc và giúp lời văn có cảm xúc, giàu hình ảnh hơn.

Câu 3.

"Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình" có nghĩa là:

+ Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.

+ Trái tim và tâm hồn: nhân cách, phẩm hạnh.

Cả câu có nghĩa là: Người thầy hãy dạy cho thế hệ trẻ có thể bán sức lao động của mình cho người trả giá cao, chứ không để cho ai trả giá cho nhân cách và phẩm hạnh của mình. Vì thế, hãy tỉnh táo và khôn ngoan, đánh giá được giá trị, sức lao động của bản thân và tìm người trả giá phù hợp với giá trị của mình. Còn nhân cách và phẩm hạnh là điều vô cùng quan trọng, hãy sống sau cho tâm hồn trong sáng, đây là thứ không thể mua bán được.

Câu 4. 

Lựa chọn 2 trong các phẩm chất mà A.Lin-côn muốn người thầy giáo dục cho con trai mình qua đoạn trích như:

+ Sống lạc quan

+ Sống chan hòa, không hẹp hòi, đố kị

+ Trung thực

+ Ham đọc sách

+ Kiên định, có chính kiến, có bản lĩnh

+ Biết lắng nghe với tất cả mọi người

+ Quý trọng sức lao động

+ Giữ nhân cách và phẩm hạnh trong sạch.

Theo em, trong những phẩm chất trên, phẩm chất biết giữ nhân cách và phẩm hạnh trong sạch là quan trọng nhất vì: 

Nhân cách là biểu hiện của những yếu tố đặc trưng bản chất của một người, được hình thành và không ngừng hoàn thiện, là cơ sở để xác định tính thiện, tính ác, tính chính, tính tà, tính trung, tính gian, tính thật, tính giả, tính cao thượng, tính thấp hèn, tính tốt, tính xấu, tính hay, tính dở, tính trọng, tính khinh, tính yêu, tính ghét, là thước đo giá trị trong cả cuộc đời. Nhân cách không tự nhiên mà là kết quả của tác động từ môi trường, từ thiên nhiên, gia đình, cộng đồng, nhà trường, xã hội, cùng với nhận thức và quá trình tự hoàn thiện. Vì vậy, nhân cách mang màu sắc cá nhân, không tĩnh mà động, không bất biến mà khả biến. Do đó, việc không ngừng hoàn thiện và duy trì nhân cách là vô cùng quan trọng.

-------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các em các câu hỏi giải đáp cho đề Đọc hiểu Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. Hy vọng các câu trả lời trong bộ đề sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em.

icon-date
Xuất bản : 24/08/2023 - Cập nhật : 24/08/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads