Trả lời đọc hiểu Con hổ có nghĩa: Huyện Đông Triều có bà đỡ là bà Trần sẽ giúp ta thấy rằng lòng biết ơn không chỉ tồn tại trong con người, mà ngoài ra giá trị đó còn tồn tại ở động vật.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Giải thích: Truyện kể về sự giúp đỡ của loài người (Bà đỡ Trần, người tiều phu) dành cho động vật (những con hổ) và sự trả ơn của những con hổ dành cho loài người.
Câu 2. Văn bản “Con hổ có nghĩa” thuộc thể loại nào sau đây:
A. Truyện viễn tưởng
B. Truyện trung đại
C. Truyện hư cấu
D. Truyện thần thoại
Giải thích: Trong đó sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, mượn chuyện hổ để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
Câu 3. Bà đỡ Trần và người tiều phu đã giúp đỡ những con hổ việc gì?
A. Lấy khúc xương mắc trong cổ con hổ
B. Đỡ đẻ cho con hổ cái
C. Dẫn những con hổ về rừng
D. Cả A và B
Giải thích:
- Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho hổ cái.
- Bác tiều phu giúp con hổ trán trắng lấy khúc xương bò mắc ngang họng ra.
Câu 4. Những con hổ đã có hành động gì đối với những người cứu giúp chúng?
A. Báo đáp ơn nghĩa
B. Vong ân bội nghĩa
C. Làm hại người đã cứu giúp
D. Không có hành động gì
Giải thích:
- Đối với bà đỡ Trần: Hổ đực đã không chỉ tiễn bà ra khỏi rừng sâu nguy hiểm, mà còn tặng bà một cục bạc.
- Đối với bác tiều phu: Một đêm nọ, sau khi bác tiều phu đã giúp con hổ loại bỏ khúc xương găm trong họng, hổ quay lại nơi mà con nai đã chết. Buổi sáng, bác tiều phu thấy con nai chết đó vẫn còn nguyên tại vị trí đó. Hổ đã đến bên cạnh con nai và gầm lên một cách đau đớn.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về nội dung khái quát của văn bản:
A. Nói về việc người tiều phu gỡ khúc xương mắc trong họng con hổ và được con hổ trả ơn
B. Nói về việc bà đỡ Trần đỡ đẻ cho con hổ cái và được con hổ đực trả ơn
C. Nói về việc bà đỡ Trần và người tiều phu đi vào rừng thì gặp những con hổ
D. Nói về việc bà đỡ Trần và người tiều phu giúp đỡ những con hổ và được chúng trả ơn
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói về chủ đề của văn bản:
A. Ca ngợi hành động sẵn sàng giúp đỡ người khác của bà đỡ Trần
B. Ca ngợi hành động dũng cảm của người tiều phu
C. Ca ngợi lối sống biết đền ơn đáp nghĩa của những chú hổ
D. Ca ngợi lòng yêu thương giữa con người và loài vật
Câu 7. Văn bản “con hổ có nghĩa” muốn gửi gắm thông điệp gì đến bạn đọc?
A. Sống cần phải biết giúp đỡ người khác
B. Nhận ơn phải biết ghi nhớ và trả ơn
C. Sống cần phải biết yêu thương người khác
D. Làm ơn thì không cần chờ người trả ơn
Câu 8. Bạn rút ra được bài học gì sau khi đọc văn bản trên?
Truyện “Con hổ có nghĩa” đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người: phải biết ơn người đã cứu giúp mình trong cơn hoạn nạn, ghi nhớ ân nghĩa ấy suốt đời.
Câu 9. Theo bạn, việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì?
- Việc tác giả ghép 2 câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản làm cho văn bản giàu sức thuyết phục hơn, khách quan hơn đối với người đọc.
- Nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể sẽ giảm đi. Bởi vì câu chuyện nói về việc con hổ có nghĩa, việc con hổ quay lại để trả ơn con người là rất quan trọng.
Câu 10. Nêu cảm nghĩ về một chi tiết mà em thấy ấn tượng nhất. (Viết khoảng 5 – 7 dòng)
Truyện con hổ có nghĩa kể về bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Mỗi hành động của một nhân vật trong câu chuyện là sự đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Dường như cốt truyện là một sự sắp xếp hoàn hảo, nhưng nổi bật nhất với chi tiết "hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều phu ở câu chuyện thứ hai" và đó cũng là chi tiết mà em ấn tượng nhất. Dù bác tiều phu còn sống hay đã mất, những con hổ đó vẫn luôn nhớ và đem thức ăn đến cho bác. Sự trân quý nhất ở chi tiết này chính là lòng biết ơn của con hổ. Với hành động đó đã khiến con người như bị lay động và khâm phục trước ý thức nhân văn của con hổ. Trong tâm trí của con hổ, hình ảnh vị ân nhân đã cứu sống mình là không bao giờ phai nhạt.