Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ giúp các em ôn tập đạt kết quả cao.
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Sách Ngữ văn 12)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ.
Câu 2. Cách xưng hô con trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?
Lời giải
Câu 1:
- Những phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Câu 2:
- Cách xưng hô : Tác giả xưng con thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của mình với cuộc kháng chiến, với tây bắc. Tây Bắc chính là mảnh đất mẹ, là Mẹ Tổ quốc, Mẹ nhân dân mà Chế Lan Viên đang khao khát trở về.
Câu 3:
- Biện pháp nghệ thuật so sánh: Tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc, làm thành từng chum hình ảnh độc đáo : nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng ; nhân dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,… Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ nó vẫn gợi lên những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẩm mĩ cao.
Câu 4:
- Khổ thơ thể hiện niềm vui người chiến sĩ cách mạng khi gặp lại nhân dân. Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc nhất, môi trường thuận lợi nhất; với niềm vui, hạnh phúc chờ mong; về với ngọn nguồn thiết yếu nhất cùa sự sống; về với lòng mẹ, tình mẹ bao la…Những hình ảnh diễn tả niềm sung sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này là lẽ tự nhiên, hợp quy luật: nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân.
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Ngữ văn 12)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
Câu 2. Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản?
Câu 4. Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản.
Lời giải
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu cảm.
Câu 2.
- Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Nét đặc sắc ở đây là tác giả đã đưa ra một loạt hình ảnh so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật một yếu tố được so sánh (con gặp lại nhân dân). Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ.
Câu 3.
- Cụm từ “con gặp lại nhân dân” được hiểu: trước cách mạng, nhà thơ sống xa rời nhân dân, bó hẹp trong cái tôi cá nhân. Sau cách mạng, nhà thơ được hòa mình vào cuộc đời rộng lớn, cảm thấy thân thiết, gắn bó, gần gũi máu thịt với nhân dân.
Câu 4.
- Bốn câu thơ trên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Chế Lan Viên khi trở về với nhân dân. Một loạt hình ảnh so sánh được đưa ra nhằm diễn tả sự hồi sinh của một hồn thơ. Đối với một người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao, vô bờ.
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
“ …Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Con nhớ anh con,người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách.
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con,thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na,chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn!chưa mất một phong thư.”
"Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên
Câu 1. Chỉ ra yếu tố nhận diện thể thơ qua hình thức của đoạn trích trong ngữ liệu trên?
Câu 2. Trong khổ thơ thứ nhất nhân vật người con gặp lại nhân dân được so sánh với những hình ảnh nào ?
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ:
“ …Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”
Câu 4: Vì sao Chế Lan Viên lại ví lòng mình như "cánh tay đưa" cho "chiếc nôi ngừng"? Hình ảnh này gợi cho em điều gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước?
Lời giải
Câu 1.
- Thể thơ: tự do
- Yếu tố nhận diện:
+ Số tiếng trong mỗi câu không đều nhau: 10/8/7 tiếng
+ Ngắt nhịp linh hoạt: 5/5; 4/4, 3/4
Câu 2.
Nhân vật người con gặp lại nhân dân được so sánh với những hình ảnh:
Như nai về suối cũ/ cỏ đón riêng ha/ chim én gặp mùa/ như đứa trẻ/ như chiếc nôi..
Câu 3.
-Biện pháp tu từ: So sánh( con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ/ có đón giêng hai/ chim én gặp mùa)
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh niềm vui, tình cảm gắn bó khăng khít, sâu đậm giữa “ con” - người chiến sĩ cách mạng và nhân dân.
+ giúp cho câu thơ giầu hình ảnh, gợi cảm, hấp dẫn bạn đọc
Câu 4.
- Chế Lan Viên lại ví lòng mình như "cánh tay đưa" cho "chiếc nôi ngừng” vì:
+ Hình ảnh "cánh tay đưa" trong câu thơ "Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa" tượng trưng cho sự nâng đỡ, dìu dắt và tiếp nối. Tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh này để thể hiện vai trò của thế hệ trước trong việc chăm sóc, bảo vệ và dẫn dắt thế hệ sau.
+ Hình ảnh này gợi nhắc em về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước và nhân dân: Thế hệ trẻ không chỉ cần học hỏi và tiếp thu những giá trị truyền thống mà còn phải nỗ lực để phát huy và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.