logo

Đọc hiểu Con cáo và tổ ong: Tổ ong lủng lẳng trên cành (4 đề)

Trả lời câu hỏi: Đọc hiểu Con cáo và tổ ong: Tổ ong lủng lẳng trên cành (4 đề): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Anh/chị chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. Đoạn thơ trên có nhắc đến những nhân vật nào? Theo đoạn thơ, bầy ong đã làm gì để khiến cáo già từ bỏ ý định của mình? Xác định 2 phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong bài thơ. Qua đoạn thơ anh chị rút ra bài học gì?

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

CON CÁO VÀ TỔ ONG

Tổ ong lủng lẳng trên cành

Trong đầy mật nhộng ngon lành lắm thay.

Cáo già nhè nhẹ lên cây

Định rằng lấy được, ăn ngay cho giòn.

Ong thấy Cáo muốn cướp con,

Kéo nhau xúm lại vây tròn Cáo ta.

Châm đầu, châm mắt Cáo già

Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.

Ong kia yêu giống yêu nòi

Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi   

(Trích Con cáo và tổ ong – Hồ Chí Minh)

Đọc hiểu Con cáo và tổ ong (ảnh 1)
Con cáo và tổ ong

Đọc hiểu Con cáo và tổ ong – Đề số 1

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Anh/chị chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung hai dòng thơ:

Ong kia yêu giống yêu nòi

Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi   

Câu 4. Qua đoạn thơ anh chị rút ra bài học gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ lục bát (cặp câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ).

Câu 2. Các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ là: lủng lẳng, nhè nhẹ.

Câu 3: 

Ong kia yêu giống yêu nòi

Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi   

Nội dung 2 dòng thơ trên là nói về tình yêu thương của loài ong với giống nòi, con cái của mình mà cùng nhau đồng tâm hiệp lực để đánh đuổi loài cáo có ý định cướp con của mình.  Mượn hình ảnh đàn ong, tác giả ẩn dụ cho tính thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Tác giả muốn nhân dân ta hãy yêu tổ quốc, yêu giống nòi và đồng tâm hiệp lực để tạo ra sức mạnh, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.

Câu 4. Bài học rút ra từ đoạn trích là: Chúng ta hãy yêu tổ quốc, yêu đồng bào, khơi gợi tinh thần đoàn kết và yêu thương những người cùng chung nòi giống.


Đọc hiểu Con cáo và tổ ong – Đề số 2

Câu 1. Đoạn thơ trên có nhắc đến những nhân vật nào?

Câu 2. Chỉ ra các từ láy có trong những câu thơ sau:

Tổ ong lủng lẳng trên cành,

Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!

Cáo già nhè nhẹ lên cây,

Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn.

Câu 3. Theo đoạn thơ, bầy ong đã làm gì để khiến cáo già từ bỏ ý định của mình?

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu sau:

Ong kia yêu giống yêu nòi,

Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi…

Câu 5. Giải thích nghĩa của thành ngữ “đồng tâm hiệp lực” và đặt một câu có sử dụng thành ngữ đó.

Câu 6. Từ chiến thắng của bầy ong, đoạn thơ nhắn nhủ đến em bài học gì? (Viết khoảng 3 câu)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Đoạn thơ trên có nhắc đến những nhân vật: Con cáo, tổ ong

Câu 2. Các từ láy trong câu thơ là: lủng lẳng, nhè nhẹ.

Câu 3. Theo đoạn thơ, bầy ong đã vay tròn cáo rồi châm vào đầu và mắt cáo già để khiến cáo già từ bỏ ý định của mình.

Câu 4. 

- Phép tu từ nhân hóa: ong được nhân hóa qua các từ như: yêu giống, yêu nòi, đồng tâm hiệp lực, đuổi loài cáo đi.

- Tác dụng: Tác giả nhân hóa bầy ong giống như con người, biết yêu thương và bảo vệ nòi giống, cùng nhau đồng tâm hiệp lực để đánh đuổi loài cáo như đánh giặc.

Câu 5. 

Nghĩa của đồng tâm hiệp lực là: cùng chung sức, chung lòng tạo nên sức mạnh để thực hiện những nhiệm vụ chung, mục tiêu chung.

Đặt câu: Chúng em cùng nhau đồng tâm hiệp lực giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 6. 

Từ chiến thắng của bầy ong, bài thơ nhắn nhủ đến chúng ta về tinh thần đoàn kết, yêu thương nòi giống, tổ tiên. Bất kì ai xâm phạm đến chủ quyền, đến lãnh thổ của ta thì hãy cùng nhau đoàn kết, cùng nhau đồng tâm hiệp lực đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đó cũng chính là góp phần bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước phát triển thịnh vượng.


Đọc hiểu Con cáo và tổ ong – Đề số 3

Đọc hiểu Con cáo và tổ ong (ảnh 2)
Con cáo bị ong châm đầu, châm đít

Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2. Câu '' Cáo già nhè nhẹ lên cây/ Định rằng lấy được, ăn ngay cho giòn.'' thuộc kiểu hành động nói nào? 

Câu 3. Trình bày bài học thấm thía được khơi gợi từ bài thơ trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Hai phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong bài thơ là: tự sự, biểu cảm.

Câu 2. Câu '' Cáo già nhè nhẹ lên cây/ Định rằng lấy được, ăn ngay cho giòn.'' thuộc kiểu hành động nói là hứa hẹn (dựa vào từ “định rằng” nghĩa là cáo đã nghĩ trước nếu lấy được tổ ong thì sẽ ăn ngay).

Câu 3.  Bài thơ đã khơi gợi tinh thần đoàn kết, yêu giống nòi của loài ong. Đồng thời cũng nhắc nhở thế hệ sau phải biết yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.


Đọc hiểu Con cáo và tổ ong – Đề số 4

Câu 1. Hãy chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh Con cáo và bầy ong.

Câu 2. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật trong bài thơ và nêu rõ tác dụng.

Câu 3. Chỉ ra phẩm chất của bầy ong. Bầy ong khiến em nhớ tới ai?

Câu 4. Thông điệp của đoạn trích trên là gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh Con cáo và bầy ong.

- Con cáo: biểu tượng cho giặc ngoại xâm là người Nhật, người Tây áp bức nước ta.

- Tổ ong: biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam.

Câu 2. Biện pháp tu từ trong bài thơ:

- Nhân hóa: bầy ong, con cáo được nhân hóa như con người viết yêu giống nòi, đồng tâm hiệp lực. Tác dụng: làm tăng sự nổi bật của loài ong giống như tình thần đoàn kết của nhân dân ta.

- Điệp từ: yêu giống, yêu nòi. Tác dụng: khẳng định tinh thần yêu nước, yêu giống nòi luôn trường tồn, không bị diệt vong.

Câu 3. Phẩm chất của bầy ong là sống theo bầy đàn, cùng nhau kiếm mật, cùng chăm sóc con cái, yêu giống, yêu nòi. Bầy ong khiến em nhớ tới những con người Việt Nam yêu nước.

Câu 4. Thông điệp của đoạn trích trên là: Từ chiến thắng của bầy ong, bài thơ nhắn nhủ đến chúng ta về tinh thần đoàn kết, yêu thương nòi giống, tổ tiên. Bất kì ai xâm phạm đến chủ quyền, đến lãnh thổ của ta thì hãy cùng nhau đoàn kết, cùng nhau đồng tâm hiệp lực đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đó cũng chính là góp phần bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước phát triển thịnh vượng.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Con cáo và tổ ong. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2023 - Cập nhật : 01/07/2023