logo

Đọc hiểu Bầu trời đã trở về

Bài thơ nói về những niềm vui giản dị của cuộc sống để ta thêm quý mến và trân trọng cuộc sống này nhiều hơn. Nhấn mạnh niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về. Dưới đây là đề Đọc hiểu Bầu trời đã trở về. Hãy cùng Toploigiai tham khảo bài viết này nhé!

Đọc hiểu Bầu trời đã trở về

Đọc văn bản Bầu trời đã trở về và thực hiện các câu hỏi và bài tập nêu phía dưới:

Bầu trời đã trở về

Xuân Quỳnh 

Bầu trời/ đã trở về

Cao và xanh/ biết mấy

Mái nhà/ như sóng dậy

Con đường/ như dòng sông

Mặt đất/ nắng mênh mông

Những bài ca/ không dứt

 

Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất

Chào cỏ hoa/ vươn tới bầu trời

Chào ngôi nhà/ mới xây

Chào những con người

Đi nườm nượp/ dưới trời xanh vô tận

 

Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất

Những đàn ong/ kiếm mật buổi ban mai

Cỏ bên sông/, và bãi sa bồi

Phù sa ướt/ còn nồng mùi cá

Cành đước mặn/, cây ngô trong kẽ đá

Những con đường/ khuất sau lá rừng xưa …

Đọc hiểu Bầu trời đã trở về

Bầu trời xanh/ hơn cả lúc nằm mơ

Và hạnh phúc/ trong bàn tay có thật:

Chiếc áo mắc/ trên tường

Màu hoa sau/ cửa kính

Nồi cơm reo/ trên ngọn lửa bếp đèn

Anh trở vể,/ trời xanh của riêng em.

(In trong Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may, 

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014)

Câu 1: Phát biểu cảm nhận của bạn về ý nghĩa của việc lặp lại dòng thơ: “Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất”

Trả lời:

- Việc lặp lại dòng thơ “Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất” nhằm nhấn mạnh tâm trạng vui tươi hào hứng của chủ thể trữ tình với thiên nhiên, sự sống quanh mình.

>>>Xem thêm: Thần mưa là vị thần hình rồng đọc hiểu

Câu 2: Khái quát nội dung chính của văn bản trên

Trả lời:

Bài thơ nói về những niềm vui giản dị của cuộc sống để ta thêm quý mến và trân trọng cuộc sống này nhiều hơn.

Câu 3: Bạn tâm đắc với cách sử dụng từ ngữ trong dòng thơ/ khổ thơ nào nhất?

Trả lời:

- Tôi tâm đắc với cách sử dụng từ trong dòng thơ “Anh trở về, trời xanh của riêng em”. 

- Vì ở dòng thơ trên với việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ tác giả đã nhấn mạnh niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về.

Câu 4: Hình ảnh trong bài thơ gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống. Bạn có đồng tình với nhận xét này không? Đưa ra lí lẽ và minh chứng làm rõ vì sao đồng tình/ không đồng tình

Trả lời:

“Hình ảnh trong bài thơ gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống”. Tôi đồng ý với ý kiến trên vì các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ đều là những hình ảnh tươi mới, vui vẻ và tràn đầy nhựa sống.

Câu 5: Dùng dấu gạch xiên (/) để gạch nhịp của các dòng thơ. Bạn có nhận xét gì về nhịp của bài thơ?

Trả lời:

Bầu trời đã trở về

Xuân Quỳnh 

Bầu trời/ đã trở về

Cao và xanh/ biết mấy

Mái nhà/ như sóng dậy

Con đường/ như dòng sông

Mặt đất/ nắng mênh mông

Những bài ca/ không dứt

 

Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất

Chào cỏ hoa/ vươn tới bầu trời

Chào ngôi nhà/ mới xây

Chào những con người

Đi nườm nượp/ dưới trời xanh vô tận

 

Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất

Những đàn ong/ kiếm mật buổi ban mai

Cỏ bên sông/, và bãi sa bồi

Phù sa ướt/ còn nồng mùi cá

Cành đước mặn/, cây ngô trong kẽ đá

Những con đường/ khuất sau lá rừng xưa …

 

Bầu trời xanh/ hơn cả lúc nằm mơ

Và hạnh phúc/ trong bàn tay có thật:

Chiếc áo mắc/ trên tường

Màu hoa sau/ cửa kính

Nồi cơm reo/ trên ngọn lửa bếp đèn

Anh trở vể,/ trời xanh của riêng em.

(In trong Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may, 

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014)

- Cách ngắt nhịp tạo cho bài thơ âm điệu nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm xúc yêu đời, yêu cuộc sống.

Câu 6: Hình ảnh “bầu trời” ở mỗi khổ thơ được miêu tả từ những góc nhìn khác nhau. Theo bạn, hình ảnh bầu trời – “trời xanh” ở khổ kết có phải là một ẩn dụ không?

Trả lời:

- Theo em, hình ảnh “trời xanh” ở đây là ẩn dụ thể hiện cho niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về.

Câu 7: Theo bạn, thơ tự do có quy định vị trí của vần không? Hãy quan sát cách gieo vần của văn bản trên và nhận xét về tác dụng của chúng

Trả lời:

- Theo em, thơ tự do không có quy định về vị trí của vần 

- Cách gieo vần của văn bản trên giúp cho bài thơ nhịp nhàng để lại ấn tượng sâu sắc tới người đọc.

Câu 8: Bạn tâm đắc với cách sử dụng từ ngữ trong dòng thơ/ khổ thơ nào nhất?

Trả lời:

- Tôi tâm đắc với cách sử dụng từ trong dòng thơ “Anh trở về, trời xanh của riêng em”. 

- Vì ở dòng thơ trên với việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ tác giả đã nhấn mạnh niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về.

Câu 9: Thơ trữ tình có mấy dạng chủ thể trữ tình? Trong văn bản này, chủ thể trữ tình thuộc dạng nào?

Trả lời:

- Thơ trữ tình có hai dạng chủ thể trữ tình

+ Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh”,…

+ Chủ thể trữ tình nhập vai “chủ thể ẩn”

- Trong văn bản này, chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi”.

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 19/11/2022