logo

Đọc đoạn văn từ đầu đến lòng yêu Tổ quốc và hãy cho biết: Câu mở đầu và câu kết đoạn... | Câu 2 trang 108 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Lòng yêu nước (soạn 3 cách)

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2)

Đọc đoạn văn từ đầu đến “ lòng yêu Tổ quốc ” và hãy cho biết:

a) Câu mở đầu và câu kết đoạn.

b) Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn.

Soạn cách 1

a, Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát trái lê mùa thu hay cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.

Câu kết đoạn: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

b, Trình tự lập luận: Nêu nhận định rồi rút ra trong thực tiễn, nêu dẫn chứng từng vùng rồi rút ra chân lý.

Soạn cách 2

Đoạn văn từ đầu đến lòng yêu Tổ quốc:

a. Câu mở đầu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường ... có hơi rượu mạnh.

Câu kết: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

b. Trình tự lập luận trong đoạn văn (đi từ tổng hợp đến phân tích rồi lại khái quát tổng hợp):

- Tác giả nêu nhận định giản dị, dễ hiểu.

- Chứng minh cho nhận định trên bằng những dẫn chứng cụ thể

- Khái quát, tổng hợp lại nội dung của câu mở đầu.

Soạn cách 3

a) Đoạn văn từ đầu đến lòng yêu Tổ quốc là một đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, trong đó: 

- Câu mở đầu là: 

“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất : yêu cái cây trồng trước nhà... trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.”

- Câu kết đoạn là:

  “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm … quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”

b) Với ý chính là lí giải về lòng yêu nước, tác giả đã thể hiện một trình tự lập luận:

- Mở đầu, tác giả nêu một nhận định giản dị, dễ hiểu mang tính quy luật: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường … mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh".

- Từ nhận định đó, tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc để "mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương", cụ thể là:

+ Người vùng Bắc: “nghĩ đến cánh rừng bên dòng ….đêm tháng sáu sáng hồng”

+ Người xứ U-crai-na: “nhớ bòng thùy dương tư ….. của trưa hè vàng ánh;

+ Người xứ Gru-di-a: “ca tụng khí trời của núi cao. nỗi vui bất chợt,….những tiếng cuối cùng của câu chào …”

+ Người ở thành Lê-nin-grát: “nhớ dòng sông ….phố phường”

+ Người Mát-xcơ-va  “nhớ như thấy lại những phố cũ,… những tháp cổ, những ánh sao đỏ...”

- Cuối cùng tác giả kết đoạn bằng một câu khái quát: Làng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021