logo

Đoạn Okazaki là

Câu hỏi : Đoạn Okazaki là:

A. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi ADN.

B. Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.

C. Đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.

D. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên đoạn ADN trong quá trình nhân đôi.

Đáp án đúng: B

Giải chi tiết:

Đoạn Okazaki là đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi, do enzim ADN polymeraza chỉ dịch chuyển theo chiều 3'-5'

Cùng Toploigiai đọc thêm về Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND nhé


I. Gen

Đoạn Okazaki là

1. Khái niệm

- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN).
Ví dụ: 

+ Gen Hb alpha là gen mã hóa cho chuỗi polipeptit alpha.

+ Gen tARN mã hóa cho phân tử ARN vận chuyển.

2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc

Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự nucleotit:

- Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, có trình tự nucleotit đặc biệt giúp: ARN polymerase có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã; điều hòa quá trình phiên mã.

- Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa các axit amin. Các gen ở SVNS là gen không phân mảnh còn ở SVNT là gen phân mảnh.

- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.


II. Mã di truyền

Đoạn Okazaki là (ảnh 2)

1. Khái niệm

Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotide trong gen quy định trình tự sắp xếp các acid amine trong prôtêin. 

2. Đặc điểm

- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).

- Mã di truyền có tính phổ biến (các loài đều có chung một mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ)).
- Mã di truyền có tính đặc hiệu (một bộ ba chỉ mã hoá cho một acid amine).

- Mã di truyền mang tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại acid amine trừ UGG và AUG).


III. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ

Đoạn Okazaki là (ảnh 3)

 

Quá trình nhân đôi ADN có 3 bước chính: 

Đoạn Okazaki là (ảnh 4)


- Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn phân của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc nhân đôi (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.

- Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới 

ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ → 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).

Trên mạch khuôn (3’ → 5’) mạch mới được tổng hợp liên tục.

Trên mạch khuôn (5’ → 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.   

- Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành

Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó à tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn)

icon-date
Xuất bản : 21/06/2021 - Cập nhật : 03/12/2022