Câu trả lời đúng nhất: Đỉnh sinh trưởng của thân (hay đỉnh ngọn) chiếm vị trí tận cùng của thân hoặc cành. Ở các ngành thực vật như Rêu, Cỏ tháp bút thì tròn, gồm nhiều tế bào mô phân sinh ngọn và các cơ quan của thân, lá, cành và cơ quan sinh sản đều được hình thành từ đó.
Để hiểu rõ hơn về đỉnh sinh trưởng là gì? Mời các bạn cùng Toploigiai tìm hiểu nội dung dưới đây!
Đỉnh sinh trưởng của thân (hay đỉnh ngọn) chiếm vị trí tận cùng của thân hoặc cành. Ở các ngành thực vật như Rêu, Cỏ tháp bút... thì đỉnh sinh trưởng chỉ là một tế bào hình tháp có đáy hình vòng cung và đỉnh quay xuống dưới, tế bào này sẽ phân chia ra các tế bào khác nhau của thân.
Ở các ngành thực vật có hạt thì đỉnh sinh trưởng của thân có dạng hình nón với đỉnh tròn gồm nhiều tế bào mô phân sinh ngọn và các cơ quan của thân lá cành và cơ quan sinh sản đều được hình thành từ đó.
Các tế bào của mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng phân biệt thành 2 lớp
- Lớp ngoài phân chia theo vách thẳng góc với bề mặt của đỉnh nghĩa là có sự sinh trưởng về bề mặt.
- Lớp trong phân chia theo mọi hướng nghĩa là làm cho đỉnh sinh trưởng tăng thêm về thể tích. Tuy nhiên ranh giới của 2 lớp này không phải luôn luôn rõ ràng.
– Trong nuôi cấy invitro, một phương thức đơn giản và thường hay được sử dụng để tái sinh chồi invitro là nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.
– Trên thực tế người ta thường nuôi cả đỉnh chồi non với kích thước khoảng vài mm. Đó có thể là đỉnh chồi ngọn hoặc đỉnh chồi nách. Mỗi đỉnh sinh trưởng nuôi cấy ở điều kiện thích hợp sẽ tạo ra một hay nhiều chồi và mỗi chồi sẽ phát triễn thành cây hoàn chỉnh.
Các phương thức phát triển cây hoàn chỉnh từ đỉnh sinh trưởng nuôi cấy như sau:
+ Phát triển cây trực tiếp. Chủ yếu ở các đối tượng hai lá mầm (dicotyledon) như khoai tây, thuốc lá, cam chanh, hoa cúc… Ví dụ: Khoai tây (Solanum tuberosum): Mầm (đỉnh sinh trưởng) → Chồi nách → Cây
+ Phát triển cây thông qua giai đoạn protocorm. Chủ yếu gặp ở các dối tượng một lá mầm (monocotyledon) như phong lan, dứa, huệ… Cùng một lúc đỉnh sinh trưởng tạo hàng loạt protocorm (proembryo) và các protocorm này có thể tiếp tục phân chia thành các protocorm mới hoặc phát triển thành cây hoàn chỉnh. Bằng phương thức này trong một thời gian ngắn người ta có thể thu được hàng triệu cá thể. Ví dụ: Hoa lan (Orchidaceae): Đỉnh sinh trưởng → Protocorm → Cây.
a. Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng sơ cấp là quá trình sinh trưởng ở thực vật do sự phân chia của các mô phân sinh ngọn (apical meristems) làm thực vật gia tăng chiều cao (chiều dài) tại đỉnh chồi, đỉnh rễ, đầu lá, mầm
Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây Hai lá mầm
b. Sinh trưởng thứ cấp
- Xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm.
- Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân, làm tăng bề ngang (độ dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên. Hai mô phân sinh bên bao gồm tầng phát sinh mạch dẫn và tầng phát sinh vỏ.
- Sinh trưởng thứ cấp tồn tại trong cây gỗ lâu năm và hình thành nên thân gỗ lớn với nhiều vòng gỗ và lớp bần bên ngoài gọi là vỏ thân cây.
- Cấu tạo thân cây gỗ:
+ Phần vỏ bao quanh phần thân.
+ Phần gỗ: Gỗi lõi (ròng) màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng. Gỗ giác màu sáng, nằm kế tiếp gỗ lõi, gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và muối khoáng chủ yếu.
- Vòng gỗ hàng năm: do tầng sinh mạch tao ra nhiều mạch gỗ xếp thành vòng đồng tâm có độ dày mỏng khác nhau.
a. Các nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.
- Hoocmôn thực vật.
b. Nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.
- Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.
- Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.
- Ôxi: cần thiết cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.
- Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.
---------------------------------------
Như vậy, vừa rồi các bạn đã cùng Toploigiai tìm hiểu về Đỉnh sinh trưởng là gì? Hy vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Trân trọng!