logo

Điều kiện để các máy tính trong mạng giao tiếp được với nhau là gì? Em biết gì về giao thức?

Câu hỏi: Điều kiện để các máy tính trong mạng giao tiếp được với nhau là gì? Em biết gì về giao thức?

Trả lời:

Để các máy tính trong mạng giao tiếp với nhau cần phải có bộ giao thức truyền thông TCP/IP là bộ giao thức được phổ biến hiện nay. Bộ này bắt buộc các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để cho mạng hoạt động tốt. TCP/IP lịnh nghĩa các luật kết nối – truyền thông, là “ngôn ngữ chung” để các hệ máy tính thác nhau, các thiết bị kết nối… có thể trao đổi liên lạc với nhau.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về giao thức nhé:


1. Giao thức truyền thông là gì?

Giao thức truyền thông (tiếng Anh là communication protocol, hay gọi tắt là protocol) hay còn được dịch là giao thức giao tiếp, giao thức liên mạng, giao thức tương tác hay giao thức trao đổi thông tin, là một tập hợp các quy tắc chuẩn cho phép hai hoặc nhiều thực thể trong một hệ thống thông tin liên lạc để trao đổi thông tin, dữ liệu qua các kênh truyền thông. 


2. Một số giao thức mạng tiêu biểu

Điều kiện để các máy tính trong mạng giao tiếp được với nhau là gì? em biết gì về giao thức?

- TCP (Transmission Control Protocol): Giao thức này có nhiệm vụ chia nhỏ dữ liệu ra thành các gói để truyền dữ liệu đi. Thiết lập các kết nối giữa các máy tính đảm bảo việc truyền dữ liệu thành công.

- IP (Internet Protocol): Định tuyến các gói dữ liệu khi chúng được truyền qua mạng internet. Và đảm bảo dữ liệu được gửi đúng đến nơi nhận

- HTTP (HyperText Transfer Protocol): cho phép trao đổi thông tin (chủ yếu ở dạng siêu văn bản) qua Internet.

- FTP (File Transfer Protocol): cho phép trao đổi tập tin qua Internet.

- SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): cho phép gởi các thông điệp thư điện tử (e-mail) qua Internet.

- POP3 (Post Office Protocol, phiên bản 3): cho phép nhận các thông điệp thư điện tử qua Internet.

- MIME (Multipurpose Internet Mail Extension): một mở rộng của giao thức SMTP, cho phép gởi kèm các tập tin nhị phân, phim, nhạc, … theo thư điện tử.

- WAP (Wireless Application Protocol): cho phép trao đổi thông tin giữa các thiết bị không dây, như điện thoại di động.

- Post Office Protocol phiên bản 3 (POP 3)

Post Office Protocol phiên bản 3 (POP3) là một giao thức tầng ứng dụng, dùng để lấy thư điện từ từ server mail, thông qua kết nối TCP/IP.

 - Internet Message Access Protocol (IMAP)

Internet Message Access Protocol (IMAP) là giao thức chuẩn mạng Internet được sử dụng bởi các ứng dụng email để truy xuất thư email từ máy chủ thư qua kết nối TCP/IP. 

- Hypertext Transfer Protocol over SSL/TLS (HTTPS)

Hypertext Transfer Protocol over SSL/TLS (HTTPS) là một giao thức kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hay TLS cho phép trao đổi thông tin một cách bảo mật trên Internet.


3. Giao thức mạng hoạt động thế nào?

Các hoạt động truyền dữ liệu trên mạng máy tính được chia thành các bước riêng biệt. mỗi bước có những giao thức riêng khác nhau.

Giao thức mạng hoạt động trên máy tính gửi:

- Chia nhỏ dữ liệu để xử lý

- Thêm thông tin về máy nhận

- Tiến hành truyền dữ liệu

Giao thức mạng hoạt động trên máy tính nhận:

- Bóc tách thông tin địa chỉ trên gói tin.

- Chuyển gói tin lên

- Chuyển gói tin vào bộ nhớ đệm để tiến hành kết nối các gói tin thành 1 tin hoàn chỉnh


4. Chức năng của giao thức

Đóng gói

Trong quá trình trao đổi thông tin, các gói dữ liệu được thêm vào một số thông tin điều khiển, bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi, điều khiển giao thức, … Việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu được gọi là quá trình đóng gói (Encapsulation). 

Phân đoạn và hợp lại

Mạng truyền thông chỉ chấp nhận kích thước các gói dữ liệu cố định. Các giao thức ở các tầng thấp cần phải cắt dữ liệu thành những gói tin có kích thước quy định. Quá trình này gọi là quá trình phân đoạn. 

Điều khiển liên kết

Trao đổi thông tin giữa các thực thể có thể thực hiện theo hai phương thức: Hướng liên kết (Connection – Oriented) và không liên kết (Connectionless). Truyền không liên kết không yêu cầu có độ tin cậy cao, không yêu cầu chất lượng dịch vụ và không yêu cầu xác nhận..

Giám sát

Các gói tin PDU có thể lưu chuyển độc lập theo các con đường khác nhau, khi đến đích có thể không theo thứ tự như khi phát. Trong phương thức hướng liên kết, các gói tin phải được yêu cầu giám sát. Mỗi một PDU có một mã tập hợp duy nhất và được đăng ký theo tuần tự. Các thực thể nhận sẽ khôi phục thứ tự các gói tin như thứ tự bên phát.

Điều khiển lưu lượng

Điều khiển lưu lượng liên quan đến khả năng tiếp nhận các gói tin của thực thể bên thu và số lượng hoặc tốc độ của dữ liệu được truyền bởi thực thể bên phát sao cho bên thu không bị tràn ngập, đảm bảo tốc độ cao nhất. 

Điều khiển lỗi

Điều khiển lỗi là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ dữ liệu không bị mất hoặc bị hỏng trong quá trình trao đổi thông tin. Phát hiện và sửa lỗi bao gồm việc phát hiện lỗi trên cơ sở kiểm tra khung và truyền lại các PDU khi có lỗi. Nếu một thực thể nhận xác nhận PDU lỗi, thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại.

Đồng bộ hóa

Các thực thể giao thức có các tham số về các biến trạng thái và định nghĩa trạng thái, đó là các tham số về kích thước cửa sổ, tham số liên kết và giá trị thời gian. Hai thực thể truyền thông trong giao thức cần phải đồng thời trong cùng một trạng thái xác định. 

Địa chỉ hóa

Hai thực thể có thể truyền thông được với nhau, cần phải nhận dạng được nhau. Trong mạng quảng bá, các thực thể phải nhận dạng định danh của nó trong gói tin. Trong các mạng chuyển mạch, mạng cần nhận biết thực thể đích để định tuyến dữ liệu trước khi thiết lập kết nối.

icon-date
Xuất bản : 22/11/2021 - Cập nhật : 28/11/2021