Hành vi đánh tráo trẻ em là hành vi tráo đổi trẻ em này bằng trẻ em khác một cách bất hợp pháp bằng bất kì thủ đoạn nào. Điều 152 trong Bộ luật hình sự nước ta (năm 2015 và bổ sung 2017) là nói về Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi.
Câu hỏi: Điều 152 trong Bộ luật hình sự nước ta (năm 2015 và bổ sung 2017) là nói về vi phạm tội gì
A. Tội xâm phạm thi thể người khác
B. Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi.
C. Tội xâm phạm đến sức khoẻ trẻ em.
D. Tội vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi.
Điều 152 trong Bộ luật hình sự nước ta (năm 2015 và bổ sung 2017) là nói về Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi.
Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án B
Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Điều 152 trong Bộ luật hình sự nước ta (năm 2015 và bổ sung 2017) là nói về Tội đánh tráo người dưới 1 tuổi.
1. Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Hành vi đánh tráo trẻ em là hành vi tráo đổi trẻ em này bằng trẻ em khác một cách bất hợp pháp bằng bất kì thủ đoạn nào. Việc đánh tráo này thường xảy ra trong xảy ra trong các nhà hộ sinh, khi đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn của cha mẹ chúng như: Mong muốn có con trai thì lại sinh ra con gái hoặc ngược lại. Hành vi đánh tráo có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện nhưng cũng có thể do thầy thuốc, nhân viên y tế trong bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thực hiện hoặc do người khác thực hiện một cách bất hợp pháp. Quy định mới tại Điều 152 của Bộ luật hình sự 2015 đã dựng nên một hành lang pháp lí chặt chẽ góp phần hạn chế dần tình trạng đánh tráo trẻ sơ sinh gây bức xúc trong lòng dân chúng suốt thời gian qua.
Thủ đoạn phạm tội là dưới bất kỳ hình thức nào nhưng chủ yếu là lén lút đánh tráo.
Địa điểm thực hiện tội phạm chủ yếu là bệnh viện, nhà hộ sinh.
Người thực hiện hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi với lỗi cố ý, mà chủ yếu là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tuy nhiên thông thường có thể mục đích là vì vụ lợi, mong muốn được có con trai hoặc con lành lặn,… và động cơ là trả thù, vì mối quan hệ gia đình.
>>>Tham khảo: Điều 154 trong Bộ luật hình sự nước ta (năm 2015 và bổ sung 2017) là nói về vi phạm tội gì