logo

Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là?

Câu hỏi: Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là :

A. 2 và 1.

B. 2+ và 1.

C. +2 và –1.

D. 2+ và 2

Trả lời:

Đáp án đúng: B. 2+ và 1.

Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là 2+ và 1.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về điện hóa trị nhé!


1. Số oxi hóa là gì ?

    Số oxi hoá của nguyên tố là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định tất cả các liên kết trong phân tử đều là liên kết ion.

   Như vậy, theo khái niệm này thì số oxi hoá chỉ là một con số giả định. 

Các quy tắc xác định số oxi hoá

- Trong các đơn chất, số oxi hoá của nguyên tố bằng 0.

- Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tử nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0.

- Trong các ion đơn nguyên tử số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố nhân với số nguyên tử bằng điện tích của các ion.

- Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của H là +1 (trừ trong hiđrua kim loại NaH, CaH2...). Số oxi hoá của O bằng -2 (trừ trong OF2 và peoxit H2O2...).

Chú ý:

- Số oxi hoá thường dùng là số oxi hoá trung bình.

- Số oxi hoá trung bình có thể nhận giá trị dương, âm, hoặc bằng 0. Số oxi hoá có thể là số nguyên cũng có thể là số thập phân.

- Đối với các hợp chất hữu cơ, tổng số oxi hoá của các nguyên tử ở 1 nhóm chứa 1 nguyên tử C bằng 0.

- Đối với nguyên tố phi kim nhóm nA: số oxi hoá cao nhất là +n và thấp nhất là (n - 8).

- Đối với nguyên tố kim loại: số oxi hoá thấp nhất là 0; cao nhất là +n (với kim loại nhóm nA).


2. Điện hóa trị

Hóa trị trong hợp chất ion

  Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

Ví dụ: 

+ Trong hợp chất NaCl, Na có điện hóa trị là 1+ và Cl có điện hóa trị là 1-.

+ Trong hợp chất CaF2, Ca có điện hóa trị là 2+ và F có điện hóa trị là 1-.

- Cách xác định điện hoá trị:

Trị số điện hoá trị của một nguyên tố bằng số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường hoặc thu để tạo thành ion.

- Cách ghi điện hoá trị của nguyên tố: Ghi trị số điện tích trước, dấu của điện tích sau.

Ví dụ:

Trong phân tử NaCl:        

    Cl   +  1e     →        Cl-

=> Clo có điện hoá trị là 1-    

    Na            →       Na+                 +           1e

=> Natri có điện hoá trị là 1+


3. Dãy điện hóa của kim loại

   Dãy điện hóa của kim loại là dãy những cặp oxi hóa - khử của kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần tính khử của kim loại.

Dưới đây là dãy điện hóa của một số kim loại thông dụng

Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là?

4. Ý nghĩa của dãy điện hóa kim loại 

Phản ứng của kim loại với dung dịch muối

   Dãy thế điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử.

   Quy tắc alpha (α): Kim loại của cặp oxi hóa — khử đứng trước trong dãy điện hóa đẩy được ion kim loại của cặp oxi hóa - khử đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Nói cách khác, cation kim loại trong cặp oxi hóa - khử đứng sau có thể oxi hoá được kim loại trong cặp đứng trước (trừ những kim loại tác dụng với nước).

Ví dụ: Xét phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa - khử:

Cation Ag+ oxi hoá Cu thành cation Cu2+ và cation Ag+ bị khử thành Ag.

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag

Phản ứng của kim loại với axit

Kim loại có tính khử mạnh hơn H2 có thể đẩy được H2 ra khỏi dung dịch axit. Nói cách khác, cation H+ trong cặp H+/H2 có thể oxi hoá được kim loại trong cặp oxi hóa - khử có thế điện cực nhỏ hơn (thế điện cực âm).
Ví dụ: hai cặp oxi hóa - khử

Phản ứng: Mg + 2H+ → Mg2+ + H2


5. Phương pháp giải bài tập về hóa trị và số oxi hóa

Quy tắc xác định số oxi hóa

● Quy tắc 1 : Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

● Quy tắc 2 : Trong hầu hết các hợp chất :

Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như NaH, CaH2, thì H có số oxi hóa  –1).

Số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như H2O2, F2O, oxi có số oxi hóa lần lượt là : –1, +2).

● Quy tắc 3 : Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0. Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.

● Quy tắc 4 : Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.

● Chú ý : Để biểu diễn số oxi hóa thì viết dấu trước, số sau, còn để biểu diễn điện tích của ion thì viết số trước, dấu sau.

Nếu điện tích là 1+ (hoặc 1–) có thể viết đơn giản là + (hoặc -) thì đối với số oxi hóa phải viết đầy đủ cả dấu và chữ (+1 hoặc –1).

Trong hợp chất, kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm luôn có số oxi hóa lần lượt là : +1, +2, +3.


6. Bài tập 

Bài 1 
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất , đơn chất và ion sau:

a) H2S, S, H2SO3, H2SO4.

b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3.

c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.

Hướng dẫn giải:

a) Số oxi hóa của S trong các chất lần lượt là: S-2, S0, S+4, S+6

b) Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất: Cl-1, Cl+1,Cl+3, Cl+5, Cl+7.

c) Số oxi hóa của Mn trong các chất: Mn0, Mn+2, Mn+4, Mn+7

Bài 2

Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau đây: CsCl, Na2O, BaO, BaCl2 , Al2O3.

Hướng dẫn giải: Cs = 1+ ; Cl = 1- ; Na = 1+ ; O = 2- ; Ba = 2+ ; O = 2- ; Al = 3+ ; O = 2-

icon-date
Xuất bản : 25/12/2021 - Cập nhật : 25/12/2021