Gây rối là hành vi làm mất tính ổn định, gây ra xáo trộn, gây ảnh hưởng xấu hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức, xã hội. Hành động này thường được các thế lực thù địch lợi dụng trong diễn biến hoà bình. Địch thường lợi dụng gây rối để làm gì? Hãy cùng Toploigiai giải đáp câu hỏi trên.
Câu hỏi: Địch thường lợi dụng gây rối để làm gì?
A. Địch lợi dụng để tập duyệt âm mưu phá hoại, lật đổ chính quyền
B. Địch lợi dụng để gây bạo loạn, gây chiến tranh
C. Địch lợi dụng để tập duyệt hoặc mở màn cho bạo loạn lật đổ
D. Địch lợi dụng để phá hoại, gây rối, mất trật tự an ninh.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C. Địch lợi dụng để tập duyệt hoặc mở màn cho bạo loạn lật đổ
Địch thường lợi dụng gây rối để tập duyệt hoặc mở màn cho bạo loạn lật đổ
Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án C
Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Hình thức này thường được các thế lực thù địch chống phá nhà nước lợi dụng. Đặc biệt, trong diễn biến hoà bịch, thế lực thù địch thường lợi dụng gây rối để tập duyệt hoặc mở màn cho bạo loạn lật đổ để từ đó hợp thức hoá lý do.
Trong đó Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương . Về hình thức của bạo loạn, gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.
Lực lượng trực tiếp thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ là các thế lực thù địch, phản động lưu vong chỉ đạo, hỗ trợ lực lượng phản động trong nước hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài; những phần tử cơ hội, phản động trong bộ máy lãnh đạo, điều hành đất nước và địa phương, một bộ phận quần chúng nhân dân có tâm trạng bất mãn với chính quyền bị lôi kéo, kích động, mua chuộc… tiến hành chống phá bằng bạo lực có tổ chức nhằm lật đổ chính quyền địa phương hoặc trung ương.
Nếu những năm trước đây, các thế lực thù địch chủ yếu sử dụng vũ trang với các biện pháp quân sự “cứng rắn” để chống phá cách mạng Việt Nam thì ngày nay, chúng đã thay đổi chiến lược, chuyển từ vũ trang sang phi vũ trang với các biện pháp “mềm dẻo”, “linh hoạt” vừa đẩy nhanh quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa tầng nấc ở Việt Nam nhằm lôi kéo, thu phục, mua chuộc các đối tác; vừa dùng biện pháp răn đe quân sự, gây sức ép từ bên ngoài để tác động, “chuyển hóa” bên trong, làm cho đối tác Việt Nam phải phụ thuộc, tiến tới thay chế độ chính trị theo hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Mục tiêu của chúng là thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, kết hợp với bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Nhân dân ta nhằm “chuyển hóa” và hướng lái Việt Nam đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.
>>>Tham khảo: Liên hệ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ?