logo

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối là gì?

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối là gì?. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối"

2. Thân bài

- Giới thiệu về câu tục ngữ: thuộc chủ đề nào

- Giải thích các vế của câu tục ngữ

- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ

3. Kết bài

Khẳng định giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ


Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối - Bài mẫu 1

     Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu đã phản ánh kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Trong đó phải kể đến câu:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

     Đầu tiên, câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Dựa vào cơ sở khoa học, nghiên cứu, có thể thấy rằng khi trái đất chuyển động quay xung quanh mặt trời, trái đất luôn luôn quay quanh mặt trời và cũng tự quay quanh trục của mình. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời (mùa hè), nên thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Tiếp đến, vào khoảng tháng 10 âm lịch, khi bán cầu Bắc đi xa mặt trời (mùa đông), nên thời gian ban ngày sẽ gắn hơn ban đêm.

     Với câu tục ngữ này, chúng ta hiểu rõ hơn về quy luật biến chuyển của thiên nhiên, thời điểm đổi mùa trong năm. Khi đó, chúng ta sẽ có sự sắp xếp để sinh hoạt và sản xuất sao cho phù hợp nhất.


Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối - Bài mẫu 2

     Tục ngữ được gọi là “túi khôn” của nhân dân ta. Một trong số những câu tục ngữ phản ánh được kinh nghiệm quý báu trong việc quan sát hiện tượng thiên nhiên là:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

     Câu tục ngữ thể hiện sự biến đổi của thời gian. Dựa trên kiến thức về khoa học, trái đất luôn chuyển động quanh Mặt trời. Còn trục trái đất luôn nghiêng về một phía không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía mặt trời còn nửa kia thì chếch xa. Và hiện tượng tháng năm có “ngày dài đêm ngắn” hay tháng mười có “ngày ngắn đêm dài” cũng được lý giải dựa trên quy luật đó. Nước ta nằm ở bán cầu Bắc, vào tháng năm âm lịch sẽ nhận được nhiều ánh sáng của mặt trời. Đây cũng là thời điểm của mùa hè. Vào mùa này thì ngày sẽ dài hơn, còn đêm sẽ ngắn hơn. Đến tháng mười âm lịch, nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Đây lại là thời điểm của mùa đông, nên có “ngày ngắn đêm dài”.

     Cách nói ví von “chưa nằm đã tôi” và chưa cười đã sáng” nhằm muốn nhấn mạnh về sự dài ngắn của thời ngày - đêm. Sự chuyển biến khoảng thời gian ban đêm vào tháng năm trôi đi rất nhanh khiến cho con ta cảm nhận vừa mới chợp mắt nghỉ ngơi thì trời đã chuyển sang sáng mất rồi lại bắt đầu một ngày với những lo toan công việc. Còn sự chuyển biến khoảng thời gian ban ngày vào tháng mười cũng trôi đi rất nhanh, khiến con người chưa kịp vui chơi đã thì trời đã tối.

     Đồng thời, câu tục ngữ cũng cho khuyên nhủ con người nên bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn. Nó sẽ giúp người dân có một mùa màng bội thu.

     Như vậy, câu tục ngữ đã đem đến cho chúng ta một bài học quý giá về việc quan sát hiện tượng tự nhiên. Từ đó, nó cũng gửi gắm con người nhiều bài học ý nghĩa.


Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối - Bài mẫu 3

     Ông cha ta đã có câu tục ngữ nhận xét đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

     Câu tục ngữ sử dụng vần lưng (“năm” với “nằm”, “mười” với “cười”), vừa có đối (“đêm” và “ngày”, “tháng năm” và “tháng mười”, “nằm” và “cười”, “sáng” và “tối”). Cùng với đó là cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Như vậy, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Từ đó, chúng ta cần nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Như vậy, đây là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa.


Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối - Bài mẫu 4

     Trước đây, nhân dân ta chưa có những dụng cụ, máy móc khoa học để đo thời gian, nhưng chỉ bằng kinh nghiệm, bằng trực giác và vốn sống, họ đã có những nhận xét rất đúng đắn về độ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

     Câu tục ngữ vừa có vần lưng (năm với nằm, mười với cười, vần với nhau), vừa có đối (đêm và ngày, tháng năm và tháng mười, nằm và cười, sáng và tối, đối nhau). Cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Suy luận ra, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Do ánh sáng mùa hè, do mây mù mùa đông, và do kinh nghiệm cuộc sống, mà nhân dân ta nêu lên nhận xét rất đúng đắn: đêm mùa hè ngắn, ngày mùa đông ngắn. Nắm được độ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Đây là một câu tục ngữ đặc sắc.

     Đó là do hệ quả vận động tự quay quanh Mặt trời của Trái đất.

     Khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất luôn nghiêng về một hướng không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía Mặt trời còn nửa cầu kia thì chếch xa.

     Vào khoảng tháng 5 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt nhất, (là mùa hạ) đồng thời, thời gian ban ngày kéo dài , đêm ngắn hơn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).

     Khoảng tháng 10, 11 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất nên nhận được ít nhiệt (là mùa Đông), lúc này thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối)

     Câu tục ngữ này chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu. Những vùng nội chí tuyến thì độ chênh lệch này không đáng kể. Càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày (mùa hạ) và 6 tháng đêm (mùa đông) tùy vào vĩ độ.


Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối - Bài mẫu 5

     Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều những câu tục ngữ được đúc rút từ những kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa vô cùng hay và ý nghĩa. Một trong số đó là câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối".

     Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" là một câu tục ngữ thuộc đề tài về thiên nhiên và lao động sản xuất. Câu tục ngữ chính là sự quan sát của người nông dân xưa về các hiện tượng tự nhiên của trời đất để đúc rút ra câu tục ngữ này. Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn. Sự chênh lệch về thời gian ban đêm và ban ngày của tháng năm và tháng mười là rất khác nhau. Không chỉ căn cứ vào quan sát, thực tế thực nghiệm, ngay cả khi đối chiếu với những kiến thức khoa học, chúng ta cũng thấy tính đúng đắn của câu tục ngữ. Đó là dựa vào cơ sở khoa học, nghiên cứu, có thể thấy rằng khi trái đất chuyển động quay xung quanh mặt trời, trái đất luôn luôn quay quanh mặt trời và cũng tự quay quanh trục của mình. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời, lúc ấy là mùa hè, đấy là mùa sẽ nhận được nhiều ánh sáng và lúc này thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm. Điều này chính là cơ sở lí giải cho vế đầu của câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng". Còn khi vào khoảng tháng 10 âm lịch là khoảng thời gian bán cầu Bắc đi xa mặt trời nhất, khi ấy ánh sáng chiếu sẽ ít tới trái đất và đây chính là thời kì mùa đông của năm, tức là thời gian ban ngày sẽ gắn hơn ban đêm. Điều này lí giải cho vế sau của câu "Ngày tháng mười chưa cười đã tối".

     Có thể thấy, dựa vào những hiện tượng tự nhiên chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng những nhận định của cha ông ta dựa trên những kinh nghiệm sẵn có. Thế nhưng khi đối chiếu, chứng thực với khoa học lại hoàn toàn đúng đắn và hợp lí. Điều này có thể cho thấy rằng từ xa xưa, khi chưa có nhiều những kiến thức khoa học lí giải thì ông cha ta đã có những cách đánh giá, nhận định vô cùng hợp lí. Chính những kinh nghiệm ấy đã đem lại cho những người nông dân, nông nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể hiểu rõ hơn được những quy luật của sự chuyển biến của thiên nhiên, trời đất cũng như của các mùa trong năm, thời gian ngày đêm để có những biện pháp trồng trọt chăn nuôi cho phù hợp, đem lại hiệu quả tăng gia tốt nhất.

     Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối" là một câu tục ngữ đúng đắn trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Đó cũng chính là những bài học cho con người trong kinh nghiệm về thời tiết, về thiên nhiên và sản xuất.


Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối - Bài mẫu 6

     Trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam. Tục ngữ ca dao được coi là thể loại văn học mang tính nhân văn giàu đẹp ý nghĩa và có tính triết lí nghệ thuật cao. Nó cho ta thấy những kinh nghiệm quý báu sâu xa của ông cha ta về con người, thiên nhiên. Đó hai câu thơ mang hàm chứa những kinh nghiệm sâu sắc. Thể hiện rõ nét tô đậm qua hai tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

     Hai câu thơ này đã thể hiện rõ những chuyển biến thời gian của thiên nhiên . Nếu hiểu theo lẽ vật lý tự nhiên đó là sự chuyển động quay quanh trục Trái Đất và xoay quanh mặt trời nên sinh ra hiện tượng tự nhiên dẫn đến sự trái lệch giữa hai nửa cầu và các mùa .

     Bởi vậy vào tháng năm theo lịch âm theo cách tính của vòng quay lịch mặt trăng, do hướng nghiêng không đổi của Trái Đất, vậy nên ánh sáng của mặt trời chỉ có thể chiếu được một nửa của Trái Đất, vậy nên nửa cầu Bắc được nhận nhiều ánh sáng của mặt trời nhiều hơn so với nửa cầu Nam. Nên mới sinh ra hiện tượng tháng năm "Ngày ngắn đêm dài" khép lại mùa xuân se lạnh và bắt đầu và những tháng khởi đầu của mùa hè với cái nắng gay gắt.

     Còn đến tháng mười âm lịch, do thời tiết chuyển sang cái se lạnh của khí trời mùa đông. Do nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng nên nhận nguồn gió của khí lạnh từ áp cao thổi vào nước ta nên mang thời tiết lạnh khô vào mùa đông. Vậy nên mới thấy nước ta nằm ở nửa cầu Bắc nên "Ngày tháng mười chưa cười đã tối". Vậy nên để đi sâu rõ hơn về quy luật chuyển biến thiên nhiên đối.

     Câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Được hiểu rằng tháng năm là tháng bắt đầu của mùa hè nóng bức mang lại cái nắng, khiến cho bầu không khí trở nên oi ả. Thời gian sẽ chuyển biến một cách khác thường đêm ngắn ngày dài vì thế ông cha ta sau bao nhiêu năm sinh sống đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu và bài học ví von được thể hiện qua sự chảy trôi của thời gian đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.

     Sự chuyển biến khoảng thời gian ban đêm trôi đi rất nhanh khiến cho con ta cảm nhận vừa mới chợp mắt nghỉ ngơi thì trời đã chuyển sang sáng mất rồi lại bắt đầu một ngày với những lo toan công việc. Cũng giống như theo cách nghĩ xưa thường hay có những câu nói liên tưởng sau một ngày dài vất vả muốn được nghỉ ngơi vắt tay lên trán suy nghĩ xem mai phải làm những việc gì thì trời đã sáng rồi.

     Do đó câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi của người dân lao động sản xuất mang màu sắc dân gian. Vậy đưa ra cho ta cơ sở thực tiễn về hai câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng thực tế về cơ sở khoa học đã nghiên cứu và khẳng định hai vị trí của Trái Đất quỹ đạo quay quanh Mặt Trời.

     Trong câu tục đúc kết cho ta bài học kinh nghiệm quý báu nhằm răn đe giáo dục trong cuộc sống. Qua hai câu tục ngữ cho ta thấy mọi người nên bố trí lịch trình công việc sao cho hợp lý, sắp xếp thời gian một cách phù hợp với những tháng ngày dài đêm ngắn, ngày ngắn đêm dài nhất là ở nông thôn. Nó sẽ giúp người dân có một mùa màng bội thu.

     Như vậy ta thấy rõ sự hiểu biết sâu rộng khi nhìn nhận thời gian qua cái kinh nghiệm vốn có trước sự thay đổi về thời tiết, về các tháng, mùa trong năm và chuyển biến của thời gian không gian nhìn nhận sự việc bằng cái nhìn chân thực. Được ông cha ta chiêm nghiệm tìm tòi những lẽ sống đúng đắn.

     Hai câu tục ngữ dân gian đã cho ta hiểu hết được những ta nghĩa sâu xa cao đẹp về tự nhiên hiểu và cảm nhận rõ bằng những vốn từ ngữ dân gian mộc mạc mà ông cha ta đúc kết được những ý nghĩa tốt đẹp bài học về thời tiết, thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho con người, người dân trong trồng trọt, chăn nuôi, canh tác.


Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối - Bài mẫu 7

     Dựa vào kinh nghiệm nông nghiệp lâu năm, nhân dân ta hoàn toàn tự tin vào những điều mình học hỏi được để từ đó áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt sao cho phù hợp, làm việc, hoạt động sao cho thuận tiện, hài hòa với thiên nhiên. Vậy, hoàn toàn phải kể đến câu ca dao nổi tiếng đã in vào tâm hồn mỗi người: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

     Câu ca dao là sự đúc kết bởi bao đời, kinh nghiệm quen với thiên nhiên, truyền lại cho con cháu, cho người khác. Sự tâm lý, tếu táo vẫn không xa rời với thực tế từ một hiện tượng thiên nhiên lưu truyền trong những người dân với nhau, sau những giờ lao động căng thẳng, cũng vừa để giảm căng thăng, để trao đổi thông tin.

     Về kiến thức địa lý, thì đó được hiểu là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với Trái Đất, tháng năm ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu Đông nghiêng về phía mặt trời được chiếu sáng nhiều nên xảy ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn,do đó mới có câu:"đêm tháng năm chưa nằm đã sáng", đây cũng là thời điểm mùa hạ mùa nóng nực nhất trong năm, vì là lúc mà thời gian chiếu sáng dài nhất nên ta cảm giác rằng mặt trời nhanh đến, nhanh sáng.

     Còn cứ như vậy, thuận theo đến mùa đông, cái se lạnh đã kéo tới, là lúc mà Mặt Trời nhường chỗ cho mặt Trăng “làm việc” sớm hơn, nên lúc này, ngày ngắn hơn đêm. Chính là muốn nói về tháng mười ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu tây nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn,nửa cầu đông ít được chiếu sáng hơn nên xảy ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài,do đó mới co câu:"ngày tháng mười chưa cười đã tối".

     Từ đây ta hiểu rõ hơn về quy luật biến chuyển của thiên nhiên,thời điểm đổi mùa trong năm. Qua đây, còn muốn đưa đến con người chúng ta những hình dung về những điều ảnh hưởng của thiên nhiên, khí hậu ấy đến con người lao động thế nào, để chúng ta thêm thấm thía, trân trọng, từ đó sắp xếp sinh hoạt cho phù hợp, đạt kết quả cao.

     “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”, đó là muốn chỉ đến những ngày hè kia, cũng là lúc để người dân ta vất vả nhất trong những ngày mùa, làm việc hăng hái trên đồng để tạo nguồn lương thực, thu nhập cho bản thân, gia đình họ. Thế mà khoảng thời gian ban đêm nhanh chóng qua đi, họ không kịp “nằm”- nghỉ ngơi sau ngày dài hoạt động tích cực và mệt mòi để bù đắp lại sức lực, vừa mới định vắt tay lên trán suy nghĩ mình nên làm việc gì vào ngày mai thì dường như thời gian buổi bình minh đã gõ cửa, lại bộn bề lo toan.

     Còn ngược lại điều trớ trêu của thiên nhiên, đó cũng lại xảy ra vào tháng mười, đó là khi “chưa cười mà đã tối”, thời điểm mùa đông là những ngày mùa đông, là những ngày người nhà nông thảnh thơi hơn, bởi vì mùa màng, cây cối khô cằn hơn, không thích hợp cho trồng cấy, công việc đồng áng vì lạnh lẽo, con người ta cũng ngại hoạt động ngoài trời nhiều, nên ít có sự tiếp xúc với người khác hơn ngày hè, vậy nên mới nói “chưa cười”, thì đã đến giờ đi nghỉ ngơi.

     Sự vận động của thiên nhiên thất thường nhưng có thể nói vẫn có những quy luật nhất định nếu chúng ta nhanh trí để ý, sự tinh tế, chăm chỉ thậm chí không cần kiến thức thiên văn gì cao xa đã có một nền tảng khoa học áp dụng cho bao đời, người nông dân ta giỏi giang, giàu kinh nghiệm là ở đây, từ đó còn cho ra đời bao nhiêu những kinh nghiệm khác đúng đắn nữa.

     Nhờ đó, sau bao lâu, vụ mùa vẫn cứ thế được bội thu trên đồng, công việc nhà nông thì vẫn tươm tất, đúng nhịp, để rồi lan đến các ngành nghề khác, cũng vẫn tạo được những điều thích hợp, giúp ích nhất định.

     Câu tục ngữ đã để lại trong chúng ta nhiều suy nghĩ, biết quý trọng thời gian không chỉ của một ngày, một giờ mà còn tính đến cả năm, cả tháng. Bằng những ngôn từ giản dị, giàu hình ảnh liên tưởng đã đưa những bài học về kinh nghiệm trước thời tiết, ngày mùa trở nên gần gũi, để tạo thuận lợi cho bản thân làm việc, hoạt động nói riêng, cho người nông dân ta hoạt động để tạo nên những giá trị về cả vật chất và tinh thần nói chung, đóng góp vào sự phát triển to lớn của xã hội.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối là gì? do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 10/10/2021 - Cập nhật : 11/10/2021