logo

Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Cầu Giấy


Mục lục nội dung

Đề số 1

Câu 1 (1 điểm):  

Tìm từ trái nghĩa với từ gạch chân trong những trường hợp sau:  

- Na chín……………………………………… …..  

- Cơm chín……………………………………… ..  

- Suy nghĩ chín……………………………………  

- Ngượng chín cả mặt……………………………..  

Câu 2 (1 điểm):  

Gạch chân dưới những từ không cùng nhóm trong các dòng sau:  

a. vàng nhạt, vàng vọt, vàng khè, vàng tươi  

b. hoa hồng, hoa mười giờ, hoa lan, hoa điểm mười  

c. chạy, bước, lôi, trèo  

d. cá thu, cá ngừ, cá song, cá quả.  

Câu 3: (2 điểm) 

“Dù giáp mặt cùng biển rộng  

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn  

Lá xanh mỗi lần trôi xuống  

Bỗng… nhớ một vùng núi non…”  

                                       (Quang Huy, Cửa sông)     

a. Đoạn thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?  

b. Có thể thay thế từ chẳng trong đoạn thơ trên bằng những từ nào? So với các từ vừa tìm được,  em thấy cách dùng từ chẳng của tác giả có gì sâu sắc?  

Câu 4: (1 điểm):  

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau và cho biết, theo cấu tạo ngữ pháp, các câu đó  thuộc kiểu câu nào?  

a. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu  tôi có ngày trở về.  

b. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió  nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.  

Câu 5: (1 điểm) 

Biển luôn thay đổi màu tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như  dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây  mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Biển nhiều khi rất  đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là  do mây, trời và ánh sáng tạo nên. 

 (Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

a. Hãy liệt kê các từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên.  

b. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật và những cách nào để  liên kết câu văn?  

Câu 6 (3.5 điểm) 

Đọc kĩ hai khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:  

Thời gian chạy qua tóc mẹ  

Một màu trắng đến nôn nao  

Lưng mẹ cứ còng dần xuống  

Cho con ngày một thêm cao  

Mẹ ơi trong lời mẹ hát  

Có cả cuộc đời hiện ra  

Lời ru chắp con đôi cánh  

Lớn rồi con sẽ bay xa 

 (Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, Tiếng Việt lớp 5 tập 2) 

a. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ chạy trong khổ thơ 1?  

b. Tại sao màu trắng trên tóc mẹ lại gợi cảm giác nôn nao?  

c. Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong hai khổ thơ  trên.  


Đề số 2

Trả lới các cầu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trá lời đúng nhất:  

Câu 1. Cách diễn đạt nào sau đây không cần thiết phải sử dụng quan hệ từ?  

A. tiếng hót díu dắt của họa mí  

B. học bài ở nhà  

C. giỏi về toán  

D. đẹp như tranh  

Câu 2. Dấu phẩy trong câu: "Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng  nước, thời gian." Có tác dụng gì?  

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu  

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ  

C. Ngăn cách các vế trang câu ghép  

Ð. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ  

Câu 3. Câu nào sau đây là câu ghép?  

A. Đền đài, miễu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.  

B. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đầy.  

B. Những chiếc nấm to bằng cải ấm tích, màu sặc sỡ rực lên.  

Ð. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp.  Câu 4. Cặp từ nào sau đây có thể điền vào chỗ ... để có thành ngữ hoàn chỉnh: ".... nhà ... bụng"?  A. Nhỏ - to  

B. Bé - lớn  

C. Hẹp - rộng  

D. Xấu - đẹp 

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)  

Câu 1: (3.0 điểm)  

Trong chuỗi câu: ”Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. […] Tôi yêu con sông vì  nhiều lẽ, trong đó có một hình ảnh tôi cho là đạp nhất, đó là những cánh buồn. Có những ngày  nắng đẹp trời trong, những cánh buồn xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.” 

 (theo Băng Sơn – SGK Tiếng Việt 5, tập 1)  

a) Câu in đậm liên kết với câu trước đó bằng cách nào? Em hãy chỉ rõ từ ngữ làm nhiệm vụ  liên kết?  

b) Tìm một từ đồng nghĩa với từ “phẳng lặng”. Theo em, có thể thay thế từ đồng nghĩa vừa  tìm vào vị trí từ “phẳng lặng” trong câu văn in đậm ở trên được không? Vì sao?  c) Tình cảm của nhà văn Băng Sơn dành cho cánh buồm, dòng sông “làng tôi” đã khơi gợi  cho em những cảm xúc gì về quê hương, đất nước?  

Câu 2: (2.0 điểm)  

Cho câu văn “Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.” (trích Cây rơm – SGK Tiếng  Việt 5, tập 1)  

a) Từ “chân” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?  

b) Câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hình dung như thế nào về “cây rơm”  qua biện pháp nghệ thuật đó?  

Câu 3: (3.0 điểm)  

Góp phần làm đẹp cho cuộc sống của chúng ta là biết bao con người lao động thầm lặng mà bác  lao công là một người như thế. Em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) tả bác lao công đang  làm việc. 

icon-date
Xuất bản : 23/04/2021 - Cập nhật : 24/04/2021