Tham khảo 35 đề thi thử tốt nghiệp môn Lịch Sử năm 2025
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Tháng 01-1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập
A. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
B. Nhà nước chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
C. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
D. Chính đảng của giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.
Câu 2. Năm 1949, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Trung Quốc đã
A. thành lập Nước Cộng hoà Liên bang Trung Hoa.
B. lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa tư bản hiện đại.
C. lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. khôi phục trở lại chính quyền phong kiến Mãn Thanh.
Câu 3. Chiến thắng nào đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam?
A. Cuộc khởi nghĩa chống nhà Lương năm 542 do Lý Bí lãnh đạo.
B. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo.
C. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo.
D. Cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077 do Lý Thường Kiệt lãnh đạo.
Câu 4. Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, nhiệm vụ đặt ra cho phong trào Tây Sơn là gì?
A. Tiến quân ra Bắc, phối hợp với chính quyền vua Lê đánh đổ chúa Trịnh.
B. Thiết lập vương triều, ổn định cuộc sống của người dân.
C. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.
D. Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong.
Câu 5. Một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương là
A. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
B. phát triển quan hệ thương mại tự do.
C. chung sống hòa bình với sự nhất trí giữa năm nước lớn.
D. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 6. Một trong những biểu tượng cho sự kết thúc của Chiến tranh lạnh là
A. sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.
B. Bức tường Béc-lin sụp đổ (1989).
C. Mỹ sang thăm Liên Xô (1972).
D. Mỹ sang thăm Trung Quốc (1972).
Câu 7. Đâu không phải là nguyên nhân sụp đổ của trật tự hai cực Ianta?
A. Liên Xô và Mỹ quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt.
B. Những chuyển biến theo hướng hòa dịu trong quan hệ giữa các nước Đông Âu và Tây Âu.
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và những sai lầm trong công cuộc cải tổ của Liên Xô.
D. Thắng lợi của phong trào cách mạng thế giới và sự ra đời của các quốc gia độc lập.
Câu 8. Sự khởi sắc của tổ chức ASEAN được đánh dấu bằng
A. việc kí kết Hiến chương ASEAN (năm 2007).
B. sự ra đời của tổ chức liên minh vì tiến bộ (năm 1961).
C. việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (tháng 2 - 1976).
D. sự ra đời của cộng đồng ASEAN (năm 2015).
Câu 9. Ba trụ cột chính của cộng đồng ASEAN gồm
A. chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
B. chính trị - quân sự - kinh tế, văn hóa.
C. kinh tế, văn hóa – xã hội - quân sự.
D. chính trị - an ninh quốc phòng - xã hội.
Câu 10. Ý nào sau đây không phải là nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN?
A. Tạo ra thị trường và cơ sở sản xuất chung.
B. Xây dựng khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, năng động.
C. Phát triển đồng đều, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
D. Phát triển con người và những phúc lợi xã hội.
Câu 11. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu là do
A. có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.
B. toàn dân sẵn sàng tiến lênh Tổng khởi nghĩa.
C. Đảng Lao động và Chủ tịch Hồ Chí minh lãnh đạo.
D. có sự đồng tình, ủng hộ của các nước trên thế giới.
Câu 12. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (từ ngày 16, 17- 8 -1945) đã thể hiện
B. tinh thần quyết tâm ra trận của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
C. chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng là kịp thời.
D. yếu tố thời cơ chín muồi để phát động tổng khởi nghĩa trên cả nước.
Câu 13. Thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của quân dân Việt Nam đã
A. buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ.
B. đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Pháp.
C. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp.
D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp.
Câu 14. Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp có tác dụng như thế nào?
A. Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại.
B. Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội.
C. Giúp Việt Nam ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp.
D. Thể hiện thiện chí hòa bình của hai chính phủ Việt Nam và Pháp.
Câu 15. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ?
A. An Lão (Bình Định). B. Ba Gia (Quảng Ngãi).
C. Bình Giã (Bà Rịa). D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 16. Nội dung nào dưới đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng?
A. Tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.
B. Cả nước cùng thực hiện nhiệm vụ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Hoàn thành cùng lúc cuộc cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Tiến hành đồng thời cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 17. Đường lối đổi mới toàn diện đất nước giai đoạn 1986 -1995 được Đảng cộng sản Việt Nam đề ra (1986) với trọng tâm là đổi mới về
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 18. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương nào sau đây?
A. Phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
B. Tập trung cải tạo công thương nghiệp.
C. Xóa bỏ sự tồn tại của thị trường tự do.
D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Câu 19. Những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chứng tỏ
A. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.
B. đường lối đổi mới là đúng đắn, bước đi cơ bản phù hợp.
C. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.
D. đường lối đổi mới khá phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
Câu 20. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam tích cực vận động gia nhập Liên hợp quốc ngay sau khi đất nước độc lập, thống nhất?
A. Vì Việt Nam cần tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước thành viên Liên hợp quốc các tổ chức quốc tế để tái thiết sau chiến tranh.
B. Vì cần tranh thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc để bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
C. Vì cần tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của Liên hợp quốc phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế–xã hội của đất nước.
D. Vì quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ căng thẳng kéo dài sau khi Mĩ thất bại ở miền Nam Việt Nam, cần có sự can thiệp của Liên Hợp quốc.
Câu hỏi chưa hay, cần cân nhắc thêm khi sử dụng
Câu 21. Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam được triển khai từ năm 1986 đến nay nhằm phục vụ mục tiêu nào dưới đây?
A. Củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
B. Phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, củng cố địa vị quốc tế.
D. Góp phần phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng.
Câu 22. Sự kiện nào dưới đây là thắng lợi ngoại giao đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Gia nhập Liên Hợp quốc (1977). B. Tham gia Hiệp ước Ba-li (1992).
C. Gia nhập ASEAN (1995). D. Gia nhập WTO (2007).
Câu 23. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" có tác dụng như thế nào đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam?
A. Lan tỏa và mang lại những giá trị tích cực.
B. Giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong nhân dân.
C. Ổn định cuộc sống cho nhân dân vùng cao.
D. Thay đổi cơ cấu dân cư theo vùng kinh tế.
Câu 24. Nhận định nào sau đây là đúng về vị trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ lỗi lạc.
B. Người lãnh đạo cao nhất của Quốc tế cộng sản.
C. Hoạch định đường lối cho các dân tộc thuộc địa.
D. Biểu tượng cho nền hoà bình an ninh thế giới.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho sơ đồ sau:
a) Bru-nây là một trong những thành viên sáng lập của tổ chức ASEAN.
b) Thời gian đầu thành lập, việc mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và gặp nhiều trở ngại.
c) ASEAN ra đời góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trong khu vực
d) ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) là những tổ chức liên kết có cùng thể chế chính trị.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Sau 35 năm đổi mới, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay… Thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2021, tr.10,44)
a) Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986.
b) Những thành tựu Việt Nam đạt được trong giai đoạn hiện nay chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn.
c) Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào những năm 80 của thế kỉ XX là nhân tố quyết định đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành đổi mới đất nước.
d) Thành công của quá trình thực hiện đường lối đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
Câu 3. Đọc bảng liệt kê sự kiện sau đây:
Thời gian |
Sự kiện |
1/1946 | Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc bày tỏ nguyện vọng Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. |
20/9/1977 | Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. |
28/7/1995 | Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). |
15/11/1998 | Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC). |
11/1/2007 | Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). |
Đến 2023 | Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. |
a) Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng hội nhập quốc tế.
b) Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là liên tục và dễ dàng.
c) Việt Nam đã thành công hội nhập toàn cầu, khu vực và song phương.
d) Hội nhập quốc tế chỉ là hướng tới nâng cao vị thế của Việt Nam.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt quyết định trong sự phát triển của dân tộc ta, tạo những tiền đề và nhân tố hàng đầu quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
(Nhiều tác giả, Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2021, tr127)
a) Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
b) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của Cách mạng Việt Nam.
c) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quyết định hàng đầu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến nay.
d) Thành công của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là nhờ Đảng ta kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tải toàn bộ file (tham khảo lấy bản word nhắn Zalo 0389907714)