logo

Đề thi Học kì 2 Văn 10 có đáp án - Đề 4


Đề thi Học kì 2 Văn 10 có đáp án - Đề 4


ĐỀ BÀI

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân,  huyện Tiên Điền ( nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740- 1778, quê Bắc Ninh.”

                                                                      (Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92)

Câu 1: (0,5 điểm)  Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3 : (1,0 điểm)  Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng.

                    Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.

Câu 4:  (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó:         Khắc giờ đằng đẵng như niên

                                                   Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

                                                       (Chinh phụ ngâm –  diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)                                                                                                        

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

                                          “ Cậy em, em có chịu lời,

                               Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

                                     Giữa đường đứt gánh tương tư,

                               Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

                                     Kể từ khi gặp chàng Kim,

                               Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

                                     Sự đâu sóng gió bất kì,

                               Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

                                     Ngày xuân em hãy còn dài,

                               Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

                                     Chị dù thịt nát xương mòn,

                               Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

                                     Chiếc vành với bức tờ mây,

                               Duyên này thì giữ, vật này của chung.”

                                       (Trích Trao duyên, theo Sách Ngữ văn 10, tập hai - NXB Giáo dục) 

 Cảm nhận của anh/ chị về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng của Nguyễn Du qua  đoạn thơ trên. Từ vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về ý thức  sử dụng tiếng nói dân tộc của lớp trẻ ngày nay.

– HẾT –


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

 

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long …. quê Bắc Ninh.”

1,0

Câu 1

 

  Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh

0,5

Câu 2

 

Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế và quê quán nhà thơ Nguyễn Du.

0,5

Câu 3

 

Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng: “Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn”.   

1,0

 

Ý 1

- Câu sai về ngữ pháp (Hoặc: Lỗi trong câu là lỗi ngữ pháp)

0,5

 

Ý 2

  Có thể chọn một trong các phương án sau:

-  Bỏ cụm từ: “đã làm cho” à Có được quyển sách hay, Nam càng say mê đọc sách hơn.

Hoặc bỏ cụm từ “Có được” à  Quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.

0,5

Câu 4

 

 Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

1,0

 

Ý 1

-Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên / “Mối sầu”...tựa “miền biển xa”

0,5

 

Ý 2

-Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/ tựa ...biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả. 

0,5

PHẦN LÀM VĂN

Câu 4

 

Cậy em, em có chịu lời... Duyên này thì giữ, vật này của chung.” Cảm nhận của anh/ chị về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng của Nguyễn Du qua  đoạn thơ trên. Từ vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về ý thức  sử dụng tiếng nói dân tộc của lớp trẻ ngày nay

7,0

Ý 1

Nêu vấn đề

0,5

Ý 2

- Giới thiệu khái quát: tác giả - tác phẩm

0,5

Ý 3

* Về tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du

- Cách dùng từ ngữ tinh tế, sâu sắc, đắc địa  của Nguyễn Du qua lời trao duyên của Kiều với Vân (cậy – chịu lời – chắp mối tơ thừa – của chung...)

- Cách kết hợp ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học thật nhuần nhị, tự nhiên (keo loan/ tương tư/ quạt ước/ chén thề/lời nước non– chắp mối/ sóng gió bất kì/ xót tình máu mủ/ ngậm cười chín suối/ thơm lây/ …)

[ Tài năng của một bậc thầy sử dụng ngôn ngữ = thể hiện tinh tế tâm lí nhân vật đầy mâu thuẫn, phức tạp.

1,5

 

Ý 4

   * Về tấm lòng của Nguyễn Du:    

 - Sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ đối với nỗi khổ và khát vọng hạnh phúc của con người qua miêu tả sâu sắc nỗi đau và bi kịch của nàng Kiều khi “trao duyên” cho em.

[ Cảm hứng nhân đạo – nhân văn sâu sắc.

2,0

Ý 5

Đánh giá

-Đoạn trích là minh chứng cho tài và tình của Nguyễn Du qua kiệt tác Truyện Kiều:

        + Nguyễn Du đã “hóa thạch” nỗi đau con người trong một cảnh ngộ đầy bi kịch bằng “con mắt nhìn thấu sáu cõi, bằng tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” ( Mộng Liên Đường chủ nhân)

       + Đoạn trích khẳng định một thi tài – Người đã đưa tiếng Việt lên đỉnh cao của ngôn ngữ văn học.

0,5

Ý 5

Từ vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về ý thức sử dụng tiếng nói dân tộc của lớp trẻ ngày nay.

- Phải ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp qua việc chú ý nói và viết tiếng Việt sao cho đúng và hay.

- Không nên lạm dụng tiếng nước ngoài theo kiểu “sính ngoại”, lai căng.

- Cần trau dồi năng lực sử dụng tiếng Việt qua học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, học cách sử dụng ngôn ngữ của các nhà văn, nhà thơ.

- Cần ý thức hơn khi sử dụng tiếng Việt trên mạng (facebook, internet...) ; v.v...

2,0.

 

 

* Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao lập luận thuyết phục.

 

Lưu ý:  - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận. -HẾT-


icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác