logo

Đề thi Học kì 2 Hóa 11 có đáp án- Đề 8


Đề thi Học kì 2 Hóa 11 có đáp án- Đề 8

(Cho biết khối lượng nguyên tử các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S=32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80;I=127; Ag = 108; Ba = 137)

Câu 1: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.

A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.                    B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

C .CH4, C2H6, C4H10, C5H12.                   D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.

Câu 2: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan X bằng 75%. Tên gọi của X là:

A. etan.                       B. propan.                          C. butan.                          D. metan.

Câu 3: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:

A. 3.                             B. 5.                                 C. 4.                                 D. 2.

Câu 4: Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n ≥1).         B. CnH2n (n ≥2).                C. CnH2n-2 (n ≥2).             D. CnH2n-6 (n ≥6).

Câu 5: Các ankin X, Y, T kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và có tổng khối lượng 162 đvC. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Số nguyên tử Cacbon của X là 4.                 B. Số nguyên tử Hidro của Y là 8.

C. Số nguyên tử Cacbon của T là 5.                  D. Số nguyên tử Hidro của X là 6.

Câu 6: Chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H8. Số đồng phân của X là:

A. 3.                      B. 5.                          C. 4.                                 D. 2.

Câu 7: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?

A. Ag2C2.                B. CH4.                       C. Al4C3.                         D. CaC2.

Câu 8: Cho 54,4 gam ankin X tác dụng với 31,36 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp Y, không chứa H2. Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 32 gam Br2. Công thức phân tử của X là:

A. C2H2.                 B. C3H4.                         C. C4H6.                          D. C5H8.

Câu 9: Cho 8,4 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 90 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:

A. C4H4.                  B. C2H2.                            C. C4H6.                          D. C3H4.

Câu 10: Cho các chất  sau: (a) toluen; (b) o-xilen; (c) etylbenzen; (d) m-đimetylbenzen; (e) stiren. Số chất cùng dãy đồng đẳng của benzen là:

A. 2.                       B. 3.                                   C. 4.                                 D. 5.

Câu 11: Dãy nào sau đây không phân biệt được từng chất khi chỉ có dung dịch KMnO4?

A. benzen, toluen và stiren.                                B. benzen, etylbenzen và phenylaxetilen.

C. benzen, toluen và hexen.                               D. benzen, toluen và hexan.

Câu 12: Tính chất nào không phải của benzen

A. Tác dụng với Br2 (to, Fe).                               B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4 đặc.

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.                       D. Tác dụng với Cl2, ánh sáng.

Câu 13: Hidrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức nguyên (C3H4)n. Công thức phân tử của X là:

A. C3H4.                                    B. C6H8.                                  C. C9H12.                         D. C12H16.

Câu 14: Đun nóng 3,18 gam hỗn hợp p-xilen và etylbenzen với dung dịch KMnO4 thu được 7,82 gam muối. Thành phần phần trăm về khối lượng của etylbenzen trong hỗn hợp là:

A. 33,33%.                                B. 44,65%.                                   C. 55,35%.                      D. 66,67%..

Câu 15: Công thức của 1 ancol no, mạch hở là CnHm(OH)2. Mối quan hệ của m và n là

A. m = n.                                  B. m = n + 2.                                    C. m = 2n + 1.                 D. m = 2n.

Câu 16: Cho các hợp chất sau:

(a)  CH3–CH2–OH;            (b) CH3–C6H4–OH;                (c)  CH3–C6H4–CH2–OH;

(d) C6H5–OH;                    (e) C6H5–CH2–OH;                 (f) C6H5–CH2–CH2–OH.

Số ancol thơm là:

A. 5.                                        B. 4.                                                 C. 3.                                 D. 2.

Câu 17: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là:

A. NaOH, K, MgO, HCOOH (xt).                                           B. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xt), K.

C. Ca, CuO (to), C6H5OH , HOCH2CH2OH.                              D. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xt).

Câu 18: Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là

A. 5.                                         B. 3.                                          C. 4.                                 D. 2.

Câu 19: Cho 34,6 gam hỗn hợp phenol, etanol và metanol tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M. Cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng hết với Na thu được 8,96 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etanol trong hỗn hợp

A. 53,2%.                                 B. 26,6%.                                  C. 46,2%.                        D. 27,2%.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam ancol Y thuộc dãy  đồng đẳng của ancol etylic thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Số nguyên tử Hidro trong  X là

A. 6.                                          B. 8.                                               C. 10.                               D. 12.

Câu 21: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là

A. 8,8.                                      B. 6,6.                                               C. 2,2.                              D. 4,4.

Câu 22: Hợp chất HCHO và các tên gọi  (a) metanal; (b) andehit fomic; (c) fomandehit; (d) fomalin,

(e) focmon.   Số tên gọi đúng với hợp chất trên  là

A. 5.                                             B. 4.                                                   C. 2.                                 D. 3.

Câu 23: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

100,5

118,2

249,0

141,0

Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. T là C6H5COOH.                    B. X là C2H5COOH.                           C. Y là CH3COOH.        D. Z là HCOOH.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp, người ta oxi hóa metan có xúc tác, thu được andehit fomic;

(b) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại sản xuất andehit axetic;

(c) Cho axetilen cộng nước thu được etanal;

(d) Oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic bởi CuO thu được axetandehit;

Số phát biểu đúng là:

A. 3.                                  B. 4.                                  C. 1.                                D. 2

Câu 25: Axit Benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic là 

A. CH3COOH.                            B. HCOOH.                             C. C6H5COOH.                         D. (COOH)2.

Câu 26: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom?

A. Axit propanoic.                                   B. Axit metacrylic.

C. Axit 2-metylpropanoic.                         D. Axit acrylic.

Câu 27: Cho 6,6 gam axit axetic phản ứng với hỗn hợp gồm 4,04 gam ancol metylic và ancol etylic tỉ lệ 2:3 về số mol (xúc tác H2SO4 đặc, t0) thì thu được a gam hỗn hợp este. Hiệu suất chung là 60%. Giá trị của a là:

A. 4,944.                               B. 5,103.                                      C. 4,44.                            D. 8,8.

Câu 28: X là hỗn hợp gồm H2 và hơi của hai anđehit (no, đơn chức, mạch hở, phân tử đều có số nguyên tử C nhỏ hơn 4), có tỉ khối so với heli là 4,7. Đun nóng 2 mol X (xúc tác Ni), được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với heli là 9,4. Thu lấy toàn bộ các ancol trong Y rồi cho tác dụng với Na (dư), được V lít H2 (đktc). Giá trị lớn nhất của V là

A. 13,44.                               B. 5,6.                                      C. 11,2.                            D. 22,4.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm axit axetic, propan-2-ol. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 2,36.                                 B. 2,40.                                C. 3,32                             .     D. 3,28.

Câu 30: Những phát biểu sau:

(a) Các anđehit vừa có tính oxy hóa, vừa có tính khử.

(b) Nếu một hiđrocacbon mà hợp nước tạo thành sản phẩm là anđehit thì hiđrocacbon đó là C2H2.

(c) Dung dịch chứa khoảng 40% anđehit axetic trong nước gọi là dung dịch fomalin.

(d) Một trong những ứng dụng của anđehit fomic là dùng để điều chế keo urefomanđehit

(e) Nhiệt độ sôi của anđehit cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ancol tương ứng.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.                                  B. 3.                               C. 4.                                 D. 1.


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

1C 2D 3C 4C 5C 6C 7C 8D 9B 10C
11D 12C 13C 14 15D 16C 17D 18A 19B 20C
21 22D 23C 24B 25C 26B 27A 28C 29D 30
icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác