logo

Top 50 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều 2024

icon_facebook

Top 50 Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều 2024 có đáp án chính xác, chi tiết nhất bám sát nội dung chương trình học Sách mới. Các đề thi ở 2 định dạng PDF và Word, các thầy cô có thể tải bản PDF về miễn phí ở dưới mỗi đề thi. 

Để tải bản Word trọn bộ các thầy cô vui lòng liên hệ zalo: 0902062026.


Bộ 10 đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều 2023-2024 (đề 1) 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc bài thơ sau: 

                                                     MẸ

      Từ ngày con thơ bé                                         Mẹ cắt bớt tuổi xanh 

      Đến bây giờ lớn khôn                                      Bao nhiêu mẹ cũng đành 

      Tiếng ru hời khe khẽ                                       Người hanh hao gầy guộc 

      Vẫn thấm đượm trong hồn                              Con biền biệt trời xa 

 

      Qua những ngày nắng cháy                            Mẹ ơi tháng năm qua 

      Chân mẹ đã khô cằn                                       Con bây giờ đã lớn 

      Mùa lũ về nước chảy                                       Mười mấy năm xa nhà 

      Mẹ dãi dầu vai xương                                     Nhớ mẹ! Lòng đau đớn! 

           

      Này dáng mẹ thon thon                                    Con cứ hẹn xuân về 

      Này bàn tay nhỏ nhắn                                     Sẽ thăm lại vườn quê 

    Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?                                         Mà bao mùa mai nở 

      Sao nhiều quá nếp nhăn?                                   Vẫn riêng mình thỏa thuê! 

                                                                                         (Huỳnh Minh Nhật) 

Một đời mẹ trở trăn 

Lo những ngày con ốm 

Mẹ trăm bề thấp thỏm 

Cho con giấc ngủ lành 

A. Trắc nghiệm (2 điểm) 

Thực hiện các yêu cầu: 

Câu 1. Trong khổ thơ thứ tư tác giả sử dụng bao nhiêu số từ? 
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. 
Câu 2. Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào? 
A. Vần chân. B. Vần lưng. C. Vần liền. D. Vần hỗn hợp.

 >>> Tải bản PDF tại đây


Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều 2023-2024 (đề 2) 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
 
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
 
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
                                             (Sang thu, Hữu Thỉnh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Bài  thơ trên sử dụng thể thơ nào?
A. Bốn chữ               B. Năm chữ                   C. Tự do     D. Tám chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài  thơ trên.
A. Tự sự                   B. Miêu tả                C. Biểu cảm                   D. Nghị luận
Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?
 A. Từ một mùi hương                                            B. Từ một cơn mưa

 >>> Tải bản PDF tại đây


Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều 2023-2024 (đề 3) 

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
           Nơi tuổi thơ em
Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng

Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi

Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha

Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương.
(http://www.thivien.net, Nguyễn Lãm Thắng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra cách gieo vần trong hai câu thơ in đậm.
Câu 4 (0,5 điểm). Xác định nhịp trong hai câu thơ: Có vầng trăng tròn thế/Lửng lơ khóm tre làng
Câu 5 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:Có cánh đồng xanh tươi/Ấp yêu đàn cò trắng/Có ngày mưa tháng nắng/Đọng trên áo mẹ cha.
Câu 6 (0,5 điểm). Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong khổ thơ thứ hai và thứ ba?
Câu 7 (0,5 điểm). Hai câu cuối của bài thơ cho thấy: tuổi thơ đẹp mãi bởi tuổi thơ gắn với những hình ảnh thân thuộc bình dị của quê hương. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 8 (1,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
II. VIẾT (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn biểu cảm về một người mà em yêu quý.

 >>> Tải bản PDF tại đây


Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều 2023-2024 (đề 4) 

I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết bài thơ “Những cánh buồm” (năm 1962) và in trong tập thơ cùng tên năm 1964. Bài thơ thể hiện niềm mơ ước của tuổi thơ được đi đến những chân trời bao la phía trước. Từ niềm mơ ước ấy của con, tác giả đã giãi bày nỗi niềm của chính mình về những khát khao vẫn còn dang dở, muốn chuyển tiếp cho thế hệ tương lai thực hiện sau này. Chính nhờ ý tứ trong sáng, giản dị mà đằm sâu triết lí ấy, “Những cánh buồm” vẫn khắc khoải không nguôi trong mỗi hồn người.
Mở đầu bài thơ là không gian biển xanh, cát trắng và ánh mặt trời rực rỡ trên cao. Vũ trụ bừng sáng thênh thang khiến lòng người cũng vui tươi hớn hở. Cuộc đi bộ đồng hành trên bãi cát mịn sau đêm mưa rả rích giữa hai cha con hay đó là hành trình trong cuộc sống này của tất cả chúng ta ? Một cha, một con cứ thế bước đi “dưới ánh mai hồng” tuyệt đẹp. Ngộ nghĩnh trong nghệ thuật miêu tả, Hoàng Trung Thông đã viết những câu thơ đầu tiên thật tự nhiên: Hai cha con dắt đi trên cát/ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.
Hai cái bóng, một “dài lênh khênh” của người cha đã trưởng thành, một của đứa con thơ bụ bẫm nên “tròn chắc nịch” giữa mênh mông bãi cát rộng dài của biển. Hình ảnh thơ đẹp quá, đẹp đến say lòng cùng với một giọng thơ vui tươi, trong sáng. Cứ thế, hai cha con bước đi trên cát ngắm nhìn biển khơi cho đến khi đứa con yêu lắc tay cha mình khẽ hỏi.
Cuộc chuyện trò thân mật giữa hai cha con bắt đầu từ câu hỏi ngây thơ mà đầy háo hức và thông minh của đứa trẻ khiến cho người cha không thể không trả lời. Lòng con đang sung sướng lẽ nào cha lại làm mất đi niềm vui thơ dại ấy? Lúc này, hình ảnh cánh buồm xuất hiện để người cha khơi gợi niềm mơ ước cho con: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa có nhà...    ( Vietnam.net)
Ghi lại đáp án chứa câu trả lời đúng ra giấy kiểm tra

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Nghị luận  B. Tự sự  C. Miêu tả  D. Biểu cảm 
Câu 2. Câu “Vũ trụ bừng sáng thênh thang khiến lòng người cũng vui tươi hớn hở.” thành phần được mở rộng bằng cụm chủ vị là thành phần nào?
A. Thành tố phụ sau trong cụm động từ.
B. Thành tố phụ sau trong cụm danh từ.
C. Thành tố phụ sau trong cụm tính từ.
D. Thành phần trạng ngữ.
Câu 3. Câu văn nào nêu bằng chứng mà người viết dẫn ra từ bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông?
A. Cứ thế, hai cha con bước đi trên cát ngắm nhìn biển khơi cho đến khi đứa con yêu lắc tay cha mình khẽ hỏi

 >>> Tải bản PDF tại đây


Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều 2023-2024 (đề 5) 

I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO “TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN”
Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí [...] Cảnh vật ở đây là cây sen ở trong đầm. Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động, vừa thể hiện triết lí sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam.
 Trước hết, vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình [...] Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm. 
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn để cho người đọc được suy nghĩ tự do. [...]
Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất: 
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng” tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa đạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở.
Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết:
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
[...] Bên cạnh đó, qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc, thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
[...] Đọc đến câu này, hầu như không mấy ai dừng lâu để suy nghĩ nhiều về nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó. […] Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.
Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa xen vào ca dao biết bao nhiều lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tương sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng đã phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.
(Theo Hoàng Tiến Tựu, SGK Ngữ văn 6, tập 1, Chân trời sáng tạo, trang 60,61)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Biểu cảm   B. Tự sự  C. Miêu tả  D. Nghị luận 

 >>> Tải bản PDF tại đây


Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều 2023-2024 (đề 6) 

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 5,5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách: 
Lựa chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 4. 
Đọc văn bản sau: 
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA 
  Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. 
  Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. 
  Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần, chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa 
mới… 
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004) 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào? 
A.Tự sự          C. Biểu cảm 
B.Miêu tả                        D. Nghị Luận 

Câu 2. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào? 
A.Người nông dân 
B.Cánh đồng 
C.Hai cây lúa 
D.Chất dinh dưỡng 

 >>> Tải bản PDF tại đây


Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh Diều 2023-2024 (đề 7) 

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngôi nhà ở lại
Mùa xuân như con tàu
Mang niềm vui của đất
Mầm non và lộc cây
Ngàn hoa cùng tiếng hát

 Tàu đi, ngôi nhà em
 Ở đây cùng với cát
Mùa hè như dòng sông
Mang trời xanh ra biển

Mùa quả cùng đi theo
Tiếng chim rồi cũng hết!
Riêng ngôi nhà của em
Ở đây cùng với bến 
Mùa thu là ánh sáng
Tỏa vàng trên khắp nơi
Toả vàng trong nắng lá
Ánh sáng rồi cũng trôi!

Riêng ngôi nhà của em
Ở đây cùng với lá
Mùa đông là gió đen
Mang mây mù băng giá

Mang cả tuổi thơ em
Bay về quê của gió
Riêng ngôi nhà của em
Và mẹ em vẫn đó.
(Trích từ tập thơ Chờ trăng - Xuân Quỳnh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra cách gieo vần trong hai câu thơ in đậm.
Câu 4 (0,5 điểm). Xác định nhịp của hai câu thơ: Mùa thu là ánh sáng/Tỏa vàng trên khắp nơi.
Câu 5 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ: Mùa xuân như con tàu/Mang niềm vui của đất/Mầm non và lộc cây/Ngàn hoa cùng tiếng hát.
Câu 6 (0,5 điểm). Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên mùa xuân xuất hiện trong khổ thơ thứ nhất.
Câu 7 (0,5 điểm). Hai câu cuối của bài thơ cho thấy: Thiên nhiên đất trời biến đổi theo mùa, riêng ngôi nhà và mẹ em cùng với tình yêu thương là vẫn không thay đổi. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 8 (1,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

 >>> Tải bản PDF tại đây

icon-date
Xuất bản : 30/11/2024 - Cập nhật : 30/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads