logo

Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu? 

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?” cùng với những kiến thức mở rộng về Quốc tịch Việt Nam dành cho các thầy cô giáo và bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?  

A. Luật Quốc tịch Việt Nam.  

B. Luật hôn nhân và gia đình.  

C. Luật đất đai.  

D. Luật trẻ em.

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Luật Quốc tịch Việt Nam.  

Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào Luật Quốc tịch Việt Nam.  

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Quốc tịch Việt Nam dưới đây nhé.


Kiến thức tham khảo về Quốc tịch Việt Nam


1. Quốc tịch Việt Nam

- Quốc tịch thể hiện địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở để cá nhân có thể đuợc hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước.

- Quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014): Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật Quốc tịch có quy định khác.

- Quốc tịch Việt Nam về cơ bản được trao cho một người (tự động hoặc qua thủ tục pháp lý) theo quan hệ huyết thống, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Nhà nước Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam (trừ một số ngoại lệ đặc biệt) nhưng cũng đồng thời không cấm công dân được mang thêm các quốc tịch khác nghĩa là công dân Việt Nam nhập quốc tịch nước ngoài thì không mất quốc tịch Việt Nam.

Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu? 

- Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

- Để đề cao vinh dự và ý thức trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ công dân, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam, tăng cường sự gắn bó giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mọi người Việt Nam, dù cư trú ở trong nước hay ngoài nước, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu? (ảnh 2)

2. Lịch sử Quốc tịch Việt Nam

- Quốc tịch Việt Nam chỉ được mặc định tồn tại nhưng chưa từng được công nhận và quy định trong lịch sử trung đại Việt Nam dù việc đăng ký hộ tịch đã có từ thời Trần. Việc quản lý hộ tịch được thực hiện một cách đầy đủ, khoa học chỉ được bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc. Dưới thời Pháp thuộc, người dân Việt Nam (được coi như) có quốc tịch Đông Dương thuộc Pháp (Fédération indochinoise). Quốc tịch Việt Nam chỉ thực sự tồn tại kể từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Sắc lệnh số 53 năm 1945 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ban hành là quy định chính thức đầu tiên về quốc tịch Việt Nam, trong đó quy định:

"Những người thuộc một trong các hạng kể sau đây đều là công dân Việt Nam:

+ Cha là công dân Việt Nam;

+ Cha không rõ là ai hay không thuộc quốc tịch nào mà mẹ là công dân Việt Nam;

+ Đẻ ở trên lĩnh thổ nước Việt Nam mà cha mẹ không rõ là ai hay không thuộc một quốc tịch nào."

- Sau gần 10 năm thực hiện, Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 đã phát huy những hiệu quả tích cực, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, hướng dẫn và động viên mọi người hưởng các quyền công dân và nâng cao ý thóc công dân, hăng hái gánh vác nghĩa vụ công dân, góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Tuy nhiên, do được ban hành vào những năm đầu của sự nghiệp đổi mới, kinh nghiệm lập pháp tích lũy chưa nhiều, các quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 còn mang tính chất luật khung, khái quát, chưa cụ thể và khó áp dụng trong thực tế, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Luật ban hành văn bản QUY PHẠM PHÁP LUẬT. Quá trình tổng kết thực tiễn gần 10 năm thực hiện Luật cho thấy cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988, nhằm bảo đảm Luật quốc tịch Việt Nam phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 1992, tạo cơ chế đồng bộ thực hiện chặt chẽ nguyên tắc một quốc tịch, giải quyết tồn tại về hai quốc tịch do lịch sử để lại trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tăng cường quản lí nhà nước về quốc tịch và bổ sung các vấn đề mới về quốc tịch chưa được quy định. Trước những đòi hỏi như vậy, tại kì họp thứ 3, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam (ngày 20/5/1998). Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/1999.

icon-date
Xuất bản : 18/03/2022 - Cập nhật : 29/03/2022