Top 50 Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức 2024 có đáp án chính xác, chi tiết nhất bám sát nội dung chương trình học Sách mới. Các đề thi ở 2 định dạng PDF và Word, các thầy cô có thể tải bản PDF về miễn phí ở dưới mỗi đề thi.
Để tải bản Word trọn bộ các thầy cô vui lòng liên hệ zalo: 0902062026.
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
“Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây. Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
- Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:
- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên...”
(Trích Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục,
Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016, Tr.142)
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, tính cách nào của Tử Hư được Dương Trạm răn đe và sửa đổi?
Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 4. Chi tiết khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để
chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về cho thấy Phạm Tử Hư là người như thế nào?
>>> Tải bản PDF tại đây
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
(Tóm tắt phần đầu: Nguyễn sinh người Thanh Trì, diện mạo đẹp đẽ, tư chất thông minh, giọng hát ngọt ngào. Chàng sớm mồ cô cha, nhà nghèo nên học hành dang dở, chàng làm nghề chèo đò. Vì say đắm giọng hát và vẻ ưa nhìn của chàng nên cô con gái một nhà giàu họ Trần đã đem lòng yêu mến, sai người hầu đem khăn tay đến tặng, dặn chàng nhờ người mối manh đến hỏi. Nguyễn sinh nhờ mẹ bảo người mối manh đến nhà nàng nhưng bố nàng chê chàng nghèo nên không nhận lời, còn dùng lời lẽ không hay để mắng bà mối. Chàng phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp; cô gái biết chuyện âm thầm đau khổ chẳng thể giãi bày cùng ai, dần sinh bệnh, hơn một năm sau thì nàng qua đời.) Trước khi nhắm mắt, nàng dặn cha:
- Trong ngực con chắc có một vật lạ. Sau khi con nhắm mắt, xin cha cho hỏa táng để xem vật đó là vật gì? Ông làm theo lời con. Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm xương tàn, sót lại một vật, to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn kĩ thì thấy trong khối ấy có hình một con đò, trên đò một chàng trai trẻ tuổi đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát. Nhớ lại việc nhân duyên trước kia của con, ông chợt hiểu ra vì chàng lái đò mà con gái ông chết, hối thì không kịp nữa. Ông bèn đóng một chiếc hộp con, cất khối đỏ ấy vào trong, đặt lên giường của con gái. Nguyễn sinh bỏ nhà lên Cao Bằng làm khách của trấn tướng. Chàng vì hát hay nên được trấn tướng yêu quý. Hơn một năm sau, chàng dần dần có của nả, rồi lại mấy năm nữa tích cóp lại được hơn hai trăm lạng vàng. Chàng nghĩ: “Số vàng này đủ để chi dùng cho việc cưới xin”. Xong, chàng sửa soạn hành trang trở về. Đến nhà, chàng hỏi thăm ngay cô gái nọ. Được nghe tất cả đầu đuôi về nàng, chàng vô cùng đau đớn, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng. Khi chàng làm lễ xong, bố cô có mời chàng ở lại dùng cơm. Chàng xin ông cho xem vật đã được cất giấu trong hộp con. Ông mở hộp lấy ra đưa chàng. Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng. Chàng cảm kích mối tình của nàng, thề không lấy ai nữa.
(Trích Chuyện tình ở Thanh Trì, Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh, in trong
cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới
thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 424-426)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2 (0.5 điểm). Theo đoạn trích, sau khi bố của cô gái không đồng ý mối duyên, chàng trai có phản ứng như thế nào?
>>> Tải bản PDF tại đây
PHẦN I. Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
(Nguyễn Du)
… Cũng có kẻ mắc vào khóa lính, Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan, Nước khe cơm vắt gian nan, Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời. Buổi chiến trận mạng người như rác, Phận đã đành đạn lạc tên rơi. Lập lòe ngọn lửa ma trơi, Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương. Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp, Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa, Ngẩn ngơ khi trở về già, Ai chồng con tá biết là cậy ai? Sống đã chịu một đời phiền não Thác lại nhờ hớp cháo lá đa, Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? Cũng có kẻ nằm cầu gối đất, Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi, Thương thay cũng một kiếp người, Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan!
…………………………………………..
(Theo Phong Châu, Văn tế cổ và kim, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1960, trang 168)
Chú thích:
- Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
- Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
- Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Văn tế được viết bằng chữ Nôm và hiện chưa rõ thời điểm sáng tác cụ thể. Theo như văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú lại thì Nguyễn Du đã viết bài văn tế này sau khi chứng kiến một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp nơi âm khí nặng nề và ở các chùa người ta đều lập đàn cầu siêu giải thoát cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì lại cho rằng có lẽ đại thi hào đã viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức là lúc Nguyễn Du còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812).
- Vị trí đoạn trích nằm phần thứ ba của tác phẩm “Văn tế thập loại chúng sinh”.
Câu 1. (0,5 điểm) Trong đoạn trích trên, đối tượng chiêu hồn là những ai?
Câu 2. (0,5 điểm) Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh nào để gợi tả cuộc sống của những người mắc vào khóa lính?
>>> Tải bản PDF tại đây
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Ba mươi năm đời ta có Đảng
“.....Lần đếm bước đến khi hừng sáng
Mặt trời kia! Cờ Đảng giương cao!
Đảng ta, con của phong trào
Mẹ nghèo mang nặng khổ đau khôn cầm.
Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ
Không quê hương, sương gió tơi bời
Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay.
Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây, xương sắt da đồng.
Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin.
Đảng ta Mác - Lê-nin vĩ đại
Lại hồi sinh, trả lại cho ta
Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người.”
(Trích: “Ba mươi năm đời ta có Đảng” - Tố Hữu, nguồn Thi Viện, trang 01 - Đăng bởi Diệp
Y Như vào 30/01/2007)
- Chú thích
Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở làng Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương. Tố Hữu sớm giác ngộ Cách mạng và hăng say hoạt động Cách mạng. Ông đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Con đường thơ và con đường hoạt động Cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường Cách mạng. Bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” được Tố Hữu viết vào đầu năm 1960, để kỉ niệm lần sinh nhật thứ ba mươi của Đảng cũng như để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III).
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định thể thơ?
>>> Tải bản PDF tại đây
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
KHÓC DƯƠNG KHUÊ*
(Nguyễn Khuyến)
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta,
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau,
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo,
Có khi tầng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang(1)
,
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương(2) ăm ắp bầu xuân,
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần(3) trước sau,
Buổi dương cửu(4) cùng nhau hoạn nạn,
Phận đẩu thăng(5) chẳng dám tham trời,
Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần,
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày,
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời,
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng sao đã mải lên tiên,
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua,
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa,
Giường kia(6) treo những hững hờ,
Đàn kia(7) gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn,
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương,
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
(Theo Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2012)
Chú thích:
* Dương Khuê (1839 - 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, thuộc Hà Nội), đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn thân của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán (Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư), sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm và bản chữ Nôm lại có phần phổ biến hơn bản chữ Hán.
(1) Cầm xoang (cầm: đàn; xoang: điệu hát): ở đây chỉ việc tác giả và bạn đi hát ả đào.
(2) Quỳnh tương: chỉ thứ rượu ngon.
(3) Đông bích: chỉ phòng đọc sách. Điển phần: tức tam phần ngũ điển, chỉ các sách thời thượng cổ Trung Quốc mà nhà nho xưa nghiên cứu.
(4) Buổi dương cửu: thời buổi suy đồi, vận hạn; ở đây chỉ thời gian nước ta bị thực dân Pháp xâm lược.
(5) Phận đẩu thăng: đẩu và thăng là dụng cụ đong thóc gạo thời xưa. Các quan ngày xưa nhận lương bằng thóc nên nói phận đẩu thăng là nói phận người làm quan.
(6) Giường kia: Trần Phồn thời hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường khi bạn đến chơi mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên.
(7) Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha đang nghĩ. Người ta gọi đó là bạn tri âm (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình. Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5đ) Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Bài thơ trên viết về đề tài gì?
Câu 2. (1,0đ) Chỉ ra những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn của mình được nhắc tới trong bài thơ?
>>> Tải bản PDF tại đây
I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Than nỗi oan
“Đuôi con mắt châu sa thấm giấy
Đầu ngón tay máu chảy pha son
Người đau phong cảnh cũng buồn
Thông gầy như trúc, cúc mòn như mai
Mối tâm sự rối mười phần thảm
Gánh gia tình nặng tám năm dư
Khi ngày mong bức xá thư
Khi đêm than bóng, khi trưa hỏi lòng
Hương thề nguyện khói nồng trước gió
Tờ tố oan mở ngỏ giữa trời
Tờ oan kể hết bao lời
Hương thề sao chửa thấu nơi cửu trùng.”
(Trích Tự tình khúc, Cao Bá Nhạ, Việt Nam thi văn hợp tuyển, NXB Bộ Giáo Dục năm 1951
Tr.158)
*Chú thích:
Cao Bá Nhạ (chưa rõ năm sinh, năm mất) là cháu ruột của Cao Bá Quát. Năm 1855, Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa Mĩ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn, bị triều đình kết án tru di tam tộc. Trong bối cảnh ấy, Cao Bá Nhạ đã phải tha hương cầu thực, trốn chui lủi khắp mọi vùng miền, nhưng đến năm 1862, ông bị tố giác, bị bắt vào ngục, đi đày và sau đó mất. Tự tình khúc là tác phẩm ngâm khúc, gồm 608 câu thơ song thất lục bát. Tác phẩm được viết khi ông đang bị lưu đày, sống trong cảnh tù tội. Đoạn trích “Than nỗi oan” thuộc phần giữa của tác phẩm.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Hãy nêu một dấu hiệu giúp em nhận biết thể thơ đó?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản.
>>> Tải bản PDF tại đây
‘PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao. Vợ chồng chia tay đầy bịn rin, nước mắt người vợ tràn xuống như mưa. Người chồng đi sứ, gặp thời tiết mùa đông lạnh giá, bị cảm hàn, bệnh ngày càng trầm trọng và mất vào đêm 30 tháng Chạp, lòng vẫn mang nặng nỗi u hoài vì không làm trọn vẹn việc nước. Người vợ từ khi chồng đi xa, lòng lo buồn mà sinh bệnh. Mối u sầu phát ra văn thơ, có đến hơn 30 bài. Khi biết tin chồng mất thì có ý quyên sinh, người nhà hết lời khuyên nhủ.).
Người nhà khuyên giải không ăn thua gì có ý đề phòng cẩn thận không rời phu nhân một bước. Một hôm, phu nhân đốt đèn ngồi một mình, khi ấy là mùa thu muộn, gió vàng hiu hắt, cây khuya xào xạc, sâu tường nỉ non, tiếng đập vải lạnh lùng như giã vào lòng người cô phụ, trăng suông như rọi vào giọt lệ Vương Sinh. Nỗi thương tâm khiến phu nhân đờ đẫn, nhìn đâu cũng toàn thấy âu sầu. Phu nhân càng thêm thê thảm, gục xuống bàn mà nức nở khiến cõi lòng chìm sâu vào cõi đê mê. Trong cơn dật dờ đó thấy một người khăn vuông đai rộng từ xa tới gần, nhìn kĩ hóa ra là chính chồng vậy. Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:
- Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi(1) có hội ngộ, Chức Nữ(2) lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình. Ông buồn nét mặt mà rằng:
- Ta từ khi về chầu thiên đình, được trông coi về việc bút nghiên, nơi thiên tào công việc nhiều, không có thì giờ đến thăm nàng, còn tấm lòng khăng khít thủy chung không bao giờ thay đổi. Phu nhân muốn lưu ông ở lại tự tình. Ông vỗ về nói: Chết sống là lẽ thường xưa nay, hợp tan là tuần hoàn việc thế. Vị Ngọc Tiên(3) có duyên tái hợp, Dương Thái Chân(4) cơ ước lai sinh. Nàng không cần phải bi phiền về nỗi hạc lánh gương tan, cái ngày chúng ta gặp nhau gần đến rồi. Nói xong, có một trận thanh phong, không biết ông biến đi đâu mất. Phu nhân thương khóc chợt tỉnh dậy, sai thị nữ ra xem trời đất chỉ thấy sương mù trắng mờ, đêm đã gần sáng rồi. Từ đó phu nhân lại càng có ý chán đời, nhưng chưa có dịp. Đến ngày lễ tiểu tường(5) ông, người nhà bận việc, phu nhân ở trong buồng xé cái áo mà ông tặng ngày trước tự thắt cổ chết. Đến khi người nhà biết thì phu nhân đã tắt thở rồi. Cả nhà thương cảm, tống táng theo lễ. Việc ấy tâu lên, triều đình cho lập đền thờ, đề bảng nêu ra cửa, khắc chữ “Trinh liệt phu nhân từ”, ban cấp tế điền, bốn mùa có tế lễ, người làng cầu đảo đều có linh ứng.
(Trích Người liệt nữ ở An Ấp, Truyền kì tân phả, Đoàn Thị Điểm, in trong cuốn Văn xuôi
tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục,
1997, tr 344-357)
Chú thích:
(1) Thuấn phi: vợ vua Thuấn, Nga Hoàng và Nữ Anh hai chị em (con vua Nghiêu) đều lấy Thuấn, khi mất làm thần sông Tương.
(2) Chức Nữ: tích Ngưu Lang Chức Nữ, hàng năm được gặp nhau một lần vào ngày mồng 7 tháng
(3) Vị Ngọc Tiên: đời Đường, Vị Cao lúc hàn vi, ở trọ nhà họ Khương, chung tình với nàng Ngọc Tiên. Cao tặng nàng một cái vòng tay, hẹn năm đến cưới làm vợ. Quá hạn không đến, nàng tự sát. Cách đó 13 năm, Cao được làm Tiết độ sứ Ba Thục, có người dâng một ca sĩ rất đẹp tên là Ngọc Tiên, Cao nhận rõ diện mạo y như nàng Ngọc Tiên ngày trước.
(4) Dương Thái Chân: Dương Quý phi bị chết ở núi Mã Ngôi, sau lại tái sinh cùng Đường Minh Hoàng kết làm vợ chồng lần nữa.
(5) Lễ tiểu tường: lễ tang chẵn một năm, cũng gọi là luyện tế.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra 2 điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản?
>>> Tải bản PDF tại đây
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(Tóm tắt phần đầu: Từ Nhị Khanh vốn con nhà nghèo, kết duyên cùng Phùng Trọng Quỳ, con quan Thiêm thư giàu có. Nhị Khanh sau khi về nhà họ Phùng biết cư xử rất khéo, được mọi người khen là người nội trợ hiền. Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Trọng Quỳ cùng cha vào vùng đất Nghệ An cai trị 6 năm trời không tin tức gì, Nhị Khanh ở nhà thủ tiết chờ chồng. Sau Nhị Khanh nhờ người bõ già (1) lặn lội vào tận Nghệ An hỏi thăm tin tức mới hay cha chồng đã mất được mấy năm rồi, vì Trọng Quỳ ham chơi nên gia sản sạch sành sanh. Trọng Quỳ về đến nhà, vợ chồng mừng rỡ, cùng trông nhau mà khóc.) Song Phùng sinh vì quen thân phóng lãng, thuộc tính chơi bời, về nhà ít lâu rồi nết cũ lại đâu đóng đấy, hằng ngày cùng người lái buôn là Đỗ Tam bê tha lêu lổng. Sinh thì thích Đỗ có tiền nhiều. Đỗ thì ham sinh có vợ đẹp. Những khi uống rượu với nhau rồi đánh bạc, Đỗ thường lấy lợi nhử sinh. Sinh đánh lần nào cũng được, thấy kiếm tiền dễ như thò tay vào túi mình lấy đồ vật vậy. Nhị Khanh vẫn răn bảo rằng:
- Những người lái buôn phần nhiều là giảo quyệt, đừng nên chơi thân với họ; ban đầu tuy họ thả cho mình được, nhưng rồi họ sẽ vét hết của mình cho mà xem Sinh không nghe. Một hôm sinh cùng các bè bạn họp nhau đánh tứ sắc. Đỗ bỏ ra trăm vạn đồng tiền để đánh và đòi sinh đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Quỳ quen mui vẫn được luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền bằng lòng cách ấy. Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu vừa gieo quân. Trọng Quỳ gieo ba lần đều thua cả ba, sắc mặt tái mét; cử tọa cũng đều ngơ ngác buồn rầu hộ. Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và yên ủi rằng:
- Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này, hối lại cũng không kịp nữa. Thôi thì bi hoan tán tụ cũng là việc thường của người ta. Nàng nên tạm về với người mới, khéo chiều chuộng hắn, rồi bất nhật tôi sẽ đem tiền đến chuộc. Nàng liệu cơ không thể thoát khỏi, giả vờ nói tử tế rằng:
- Bỏ nghèo theo giàu, thiếp lẽ đâu từ chối. Số giời xếp đặt, há chẳng là tiền định hay sao! Nếu chồng mới không nỡ rẻ bỏ, còn đoái thu đến cái dung nhan tàn tạ này, thiếp xin sửa túi nâng khăn, hết lòng hầu hạ như đã đối với chàng xưa nay. Nhưng xin cho uống một chén rượu, mượn làm một chén tiễn biệt và cho về từ giã các con một chút. Đỗ cả mừng, rót đầy một chén rượu xà cừ đưa mời nàng uống. Uống xong, nàng về nhà ôm lấy hai con, vỗ vào lưng mà bảo rằng:
- Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. Biệt ly là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi. Nói xong, lấy đoạn dây tơ thắt cổ mà . Trọng Quỳ hối hận vô cùng, sắm đồ liệm táng tử tế rồi làm một bài văn tế vợ.
(Lược dẫn: Nhị Khanh sau khi chết được Thượng đế thương là oan uổng nên cho coi giữ sổ sách ở tòa đền Trưng Vương. Một hôm đi đường xa, Trọng Quỳ ngủ dưới gốc cây thì được Nhị Khanh báo mộng, hẹn gặp ở đền Trưng Vương. Trọng Quỳ đúng hẹn đến trước đền, đợi từ chiều tà đến nửa đêm thì Nhị Khanh xuất hiện).
Nhị Khanh nói:
- Vừa rồi thiếp nhân theo xe mây, lên có việc ở nơi Đế sở. Vì cớ có chàng nên thiếp đã phải bẩm xin về trước đấy; thành ra cũng sai hẹn với chàng một chút. Bèn dắt tay nhau đi nằm, cùng nhau chuyện trò thủ thỉ. Khi nói đến việc hiện thời, Nhị Khanh chau mày:
- Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, binh cách nổi lớn, số người bị giết chóc đến chừng hơn 20 vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Nếu không phải người trồng cây đức đã sâu thì chỉ e ngọc đá đều bị chảy cả. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện; chàng nên khuyên hai con bền chí đi theo vị ấy, thiếp dù chết cũng , Trời gần sáng, Nhị Khanh vội dậy để cáo biệt, vừa đi vừa ngoảnh đầu nhìn lại, rồi thoắt chốc thì biến đi mất. Trọng Quỳ bèn không lấy ai nữa, chăm chỉ nuôi hai con cho nên người. Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội. Đến nay ở Khoái Châu (3) hiện còn con cháu.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu, in trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 242 – 250)
Chú thích:
(1)Bõ già: người đầy tớ già
(2)Đền Trưng Vương: nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
(3)Khoái Châu: tên huyện, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (0,5 điểm): Liệt kê các yếu tố kì ảo trong đoạn trích?
Câu 2. (0,5 điểm): Theo đoạn trích, lí do nào khiến Nhị Khanh tìm đến cái chết?
>>> Tải bản PDF tại đây
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau :
Trong trần thế cảnh nghèo là khổ,
Nỗi sinh nhai khốn khó qua ngày.
Quanh năm gạo chịu tiền vay,
Vợ chồng lo tính hôm rày, hôm mai.
Áo lành rách vá may đắp điếm1
Nhà ở thuê chật hẹp quanh co.
Tạm yên, đủ ấm, vừa no,
Cái buồn khôn xiết, cái lo khôn cùng.
Con đi học, con bồng, con dắt,
Lớn chưa khôn, lắt nhắt thơ ngây.
Hôm hôm lớn bé sum vầy,
Cũng nên vui vẻ mà khuây nỗi buồn.
Nghĩ thiên hạ cho con đi học,
Cảnh phong lưu phú túc2 nói chi.
Những ai bần bạc hàn việc
Lo buồn đã vậy, vui thì cũng vui.
Tan buổi học, mẹ ngồi tựa cửa,
Mắt trông con đứa đứa về dần.
Xa xa con đã tới gần,
Các con về đủ quây quần bữa ăn.
Cơm dưa muối khó khăn mới có,
Của không ngon, nhà khó cũng ngon.
Khi vui câu chuyện thêm giòn,
Chồng chồng, vợ vợ, con con một nhà.
(Trích Cảnh vui của nhà nghèo, Tản Đà, Tuyển tập Tản Đà, Tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr 188 -189)
*Chú thích:
Tản Đà (1889 - 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, ở làng Khê Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ông xuất thân trong một dòng họ khoa bảng lâu đời, là một cây bút phóng khoáng xông xáo trên nhiều lĩnh vực, đi khắp miền đất nước, ông để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Từng làm chủ bút tạp chí Hữu thanh, An Nam tạp chí. Tản Đà được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”.
(1) Đắp điếm: che, đắp cho kín đáo, lành lặn.
(2) Phú túc: giàu có, sung túc.
(3) Bần bạc: nghèo khổ, hàn vi: thời còn nghèo khó, chưa có địa vị xã hội.
Và trả lời các câu câu hỏi đưới đây:
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Những nỗi khốn khó nào của cảnh nhà nghèo đã được tác giả nhắc đến
trong đoạn thơ?
>>> Tải bản PDF tại đây
>>> Tải bản PDF tại đây
>>> Tải bản PDF tại đây
>>> Tải bản PDF tại đây
>>> Tải bản PDF tại đây
>>> Tải bản PDF tại đây
>>> Tải bản PDF tại đây
>>> Tải bản PDF tại đây
>>> Tải bản PDF tại đây
>>> Tải bản PDF tại đây