logo

Đề đọc hiểu Mẹ và quả

Tuyển tập Bộ Đề đọc hiểu Mẹ và quả hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các Đề đọc hiểu Mẹ và quả đầy đủ nhất.


Đề đọc hiểu Mẹ và quả - Đề số 1

MẸ VÀ QUẢ

“…Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn 

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?”

Nguyễn Khoa Điềm

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? 

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. 

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh được sử dụng trong bài thơ trên? Tác dụng của các biện pháp đó? 

Đề đọc hiểu Mẹ và quả

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1.  Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là biểu cảm.

Câu 2. Đoạn thơ thể hiện tấm lòng biết ơn của người con đối với công lao của người mẹ.

Câu 3. 

 - Biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây 

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

- Biện pháp ẩn dụ qua từ “non xanh” thể hiện sự ngây thơ, non dại của đứa con thơ.

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên giúp làm nổi bật sự vất vả sương gió, công lao to lớn của người mẹ để được thu hoạch được trái ngọt.


Đề đọc hiểu Mẹ và quả - Đề số 2

MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

Nguyễn Khoa Điềm

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 2: Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 3: Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:

Biện pháp ẩn dụ: “những mùa quả mẹ trồng”: thể hiện sự vất vả, chăm sóc của người mẹ, mẹ luôn cố gắng trải qua mọi vất vả, gian nan, nâng niu những đứa con thơ.

Bộ Đề đọc hiểu Mẹ và quả hay nhất (ảnh 2)

Biện pháp so sánh: “Những mùa quả lặn rồi lại mọc/ Như mặt trời, khi như mặt trăng.” Quanh năm ngày tháng, mẹ luôn chịu thương chịu khó như một vòng tuần hoàn như mặt trời và mặt trăng. Cứ hết mùa quả này rồi lại nối tiếp mùa quả khác.

Câu 2:

Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” cho thấy sự lo lắng, sợ hãi khi phải rời xa vòng tay của mẹ khi chưa đủ trưởng thành.

Câu 3:

Bài thơ “Mẹ và quả” đã mang lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi bài thơ nói lên được công lao to lớn của người mẹ, không quản vất vả chăm sóc những đứa con thơ, bao bọc, yêu thương và mong các con nên người. Bài thơ không chỉ nói về công lao của người mẹ mà còn thệ hiện sự biết ơn, chân trọng của những đứa con đối với người mẹ.


Đề đọc hiểu Mẹ và quả - Đề số 3

MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

 Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

 Và chúng tôi một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Nguyễn Khoa Điềm

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tả thực? Từ “quả” trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng?

Câu 2. Tìm và chỉ ra ý nghĩa của các biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ sau:

“Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”

Câu 3. Ở khổ thơ thứ 2, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào? Qua đó, anh/chị hiểu gì về tình cảm của nhà thơ đối với mẹ?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1.

Từ “quả” mang nghĩa thực ở câu 1 và 3.

Từ “quả” có ý nghĩa tượng trưng ở câu thơ 9 và 12.

Câu 2.

“Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”

+ Biện pháp hoán dụ “bàn tay mẹ mỏi” thể hiện cho sự già nua, yếu đi của người mẹ theo năm tháng.

+ Biện pháp ẩn dụ so sánh “một thứ quả non xanh” – chỉ người chưa trưởng thành, còn non dại.

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. Đồng thời qua đoạn thơ này tác giả bộc lộ tâm trạng tự kiểm điểm chính mình do sự trưởng thành của bản thân chậm hơn sự già đi của mẹ. Cho thấy tấm lòng yêu thương, biết ơn của người con dành cho mẹ.

Câu 3. 

Khổ thơ thứ hai, hình ảnh mẹ hiện lên với  “giọt mồ hôi mặn” “lòng thầm lặng mẹ tôi”, tác giả đã khắc họa một người mẹ với sự tần tảo, nhọc nhằn, hy sinh. Mẹ vẫn luôn chịu thương chịu khó, không quản vất quả chăm sóc những đứa con còn non dại. Qua đó người đọc cũng cảm nhận được sự biết ơn, chân trọng của người con dành cho mẹ.

icon-date
Xuất bản : 09/08/2021 - Cập nhật : 22/11/2022