logo

Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải làm gì?

icon_facebook

Câu hỏi: Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải làm gì?

Lời giải:

Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường: các kế hoạch, chương trình, biện pháp hành động cụ thể như:

- Quản lí chất thải rắn.

- Giảm các loại rác nhựa.

- Quản lí và cải thiện môi trường liên quan đến nước thải, hóa chất trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Xử lí nước thải, chất thải công nghiệp.

- Quản lí rừng và tài nguyên khoáng sản.

- Tăng cường trồng rừng để gia tăng độ che phủ rừng.

- Tuyên truyền bảo vệ môi trường và sẵn sàng thích ứng với thiên tai.

Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải làm gì?

* Biện pháp trồng cây xanh để bảo vệ môi trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hiện tượng Trái đất nóng lên, ô nhiễm về tiếng ồn, ánh sáng, khói bụi,… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế cũng như chặt phá rừng. Cây xanh từ xưa đến nay luôn được coi là "lá phổi" của Trái đất. Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn ôxy cho chúng ta thở. Trung bình cứ một cây xanh có thể cung cấp đủ lượng ôxy cho 4 người. Đồng thời, chúng cũng hấp thụ CO2, amoniac, SO2, Nox, bụi bẩn từ đó làm giảm các khí độc hại bị thải ra môi trường, giúp không khí trở nên trong lành hơn.

Cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Rễ cây có tính thấm hút nước tốt. Vì thế, khi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước. Cản trở quá trình chảy của dòng nước, gió thổi, từ đó hạn chế tình trạng bão, lũ lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh. Bên cạnh đó, lượng nước do rễ cây giữ lại có thể được tái tạo và trở thành các mạch nước ngầm. Chính vì thế trồng nhiều cây xanh để giúp người dân giảm bớt các thiệt hại do thiên tai mang lại.

Trồng nhiều cây xanh ở các khu dân cư sẽ giúp cho không khí ó trong lành hơn và tạo bóng mát ngăn chặn ánh nắng mặt trời, hạn chế tác hại của các bức xạ mặt trời. Lá cây sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp. Cây cũng hấp thụ các khí độc thải ra từ khói xe cộ, quán ăn, bụi bẩn nhà máy, rác thải và nhiệt từ chính con người tỏa ra, giúp giảm bớt nhiệt.

Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải làm gì?

* Trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề toàn cầu đặt ra hiện nay - thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới - đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh hiểm nghèo, tăng gánh nặng về y tế, gia tăng thiên tai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên... Vì vậy, vấn đề đặt ra là mỗi cá nhân cần nhận thức rõ và có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Người dân cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường sống, vứt rác đúng nơi quy định, nói không với xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, đặc biệt là những nơi công cộng, như công viên, bệnh viện, trường học, nơi công sở, khu du lịch, lễ hội,... Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống và học tập. Giữ gìn vệ sinh chung, quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, những cống rãnh chảy phải có nắp đậy, không xả nước thải, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra những ao, hồ không có rãnh thoát. Mỗi gia đình cần có một thùng đựng rác có nắp đậy riêng và thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

Trên thực tế, môi trường hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng như ô nhiễm không khi, ô nhiễm nguồn nước, đất,…điều đó đã và đang đe dọa tới cuộc sống của toàn nhân loại. Ở các nước đang phát triển, việc khai thác các nguồn lợi có từ tự nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Và điều đó càng đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Điều đó cho thấy bảo vệ môi trường không thể tách rời với việc xóa đói giảm nghèo. Còn đối với các nước phát triển thì với sự phát triển của nền kinh tế lại làm tăng sử dụng các chất CFC với tốc độ và khối lượng lớn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng khí thải độc hại vào môi trường, là nguyên nhân chính gây thủng tầng ozon và hiệu ứng nhà kính.

>>> Tham khảo: Tìm kiếm trên internet, sách báo để nêu một số hạn chế của mô hình hệ nhật tâm so với mô hình hệ Mặt Trời ngày nay

icon-date
Xuất bản : 02/10/2022 - Cập nhật : 02/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads