logo

Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?

icon_facebook

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?

A. Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng ấp

B. Khuyến khích nhân dân về quê quán làm ăn

C. Tha tô thuế binh dịch 3 năm

D. Phát tiền vàng cho nhân dân khai hoang

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Phát tiền vàng cho nhân dân khai hoang

Biện pháp chúa Nguyễn không  sử dụng để khuyến khích khai hoang là Phát tiền vàng cho nhân dân khai hoang

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm chính sách khai hoang nhà Nguyễn các bạn nhé!


Kiến thức tham khảo về chính sách khai hoang nhà Nguyễn


1. Nguyên nhân cuộc khai hoang

Những năm 30 của thế kỷ XIX ruộng đất công nhà nguyễn chỉ chiếm 1 tỉ lệ nhỏ, tình hình đó cũng được phản ánh trong nhận xét của Pham Huy Chú: “Nước ta tuy có trấn sơn Nam hà là rất nhiều ruộng đất công và đất bãi sông, phép quân cấp chỉ nên làm ở xứ ấy là phải còn các xử khác các hạng ruộng công không có mấy dù xứ nào có mấy thì cungc chỉ đủ cung cấp lượng và ngu ngốc không thể san chia cho các hạng. Trong khi đó ruộng đất tư hữu đã chiếm ưu thế và ngày càng mở rộng.

Bọn địa chủ cường hào ở địa phương thường cậy quyền thể, ức hiếp dân nghèo, tìm mọi cách để biến công vị tư. Bọn địa chủ cường hào, chúng không chỉ dừng lại ở đó mà còn ẩn lậu ruộng đất, trốn thuế cho nhà nước

Đứng trước tình hình đó Nhà Nguyễn thấy cần phải có thái độ và biện pháp để giải quyết vấn đề ruộng đất. Vì vậy, nhà nguyễn đưa ra biện phá khai hoang để giải quyết vấn đề.

Đâu không phải là biện pháp chúa Nguyễn sử dụng để khuyến khích khai hoang?

2. Công cuộc khai hoang của nhà Nguyễn

Đối với vùng ven biển xứ Thuận – Quảng

- Chính sách sử dụng lực lượng người Chăm - gốc Chăm trong khai hoang bên cạnh lực lượng đông đảo người kinh di cư theo Nguyễn Hoàng từ các tỉnh phía Bắc. 

- Các chúa Nguyễn khuyến khích và trọng dụng các dòng họ lớn ở miền Bắc cũng như lực lượng binh sĩ  đi theo Nguyễn Hoàng khai hoang

- Phương thức khai hoang là kết hợp trồng lúa nước của người Việt và tận dụng hệ thống dẫn nước của người Chăm

Đối với vùng đồi núi phía tây đàng trong

- Đưa ra chính sách cho công nhận đất tư hữu cho những ai khai hoang vùng đồi núi, những nơi có điều kiện không thuận lợi. 

- Áp dụng chính sách mềm dẻo và cứng rắn nhằm ổn định đời sống nhân dân ở các vùng núi cao khó khan, khuyến khích khai thác lâm sản

Đối với vùng đất hoang chưa có người khai thác ở gia định

- Thực hiện chính sách “tàm thực”  do Nguyễn Cư Trinh đề xuất để từng bước khai phá vùng đất:

- Khuyến khích hỗ trợ cư dân người kinh, người chăm

- Tưng bước đặt cơ quan thu thuế và thiết lập các dinh

- Sử dụng lực lượng quân sự chống lại người chân lạp,sau khi chiến thắng cho khai hoang và mở rộng

Đối với biển đảo

- Cho đặt đội Hoàng Sa, lấy người xã An Vĩnh sung vào. Cho đi thuyền câu nhỏ ra xứ bắc hải, cù lao côn lôn và các đảo ở hà tiên đi tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bàu ngư…đội hoàng sa kiêm quản.

Kết quả khai hoang

- Trong vòng gần 20 năm, một vùng đất trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân Việt đến sinh cư lập nghiệp từ trước, nhanh chóng trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp có thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Dương, Bồ Bà (Java) tới buôn bán.

- Cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã xác lập được quyền lực của mình tại vùng trung tâm của Nam Bộ, khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất mà trên thực tế, chính quyền Chân Lạp chưa khi nào thực thi một cách đầy đủ chủ quyền của mình.

Cùng với quá trình khai thác những vùng đất còn hoang vu ở Nam Bộ của cộng đồng cư dân, các chính quyền của người Việt đã liên tục thực hiện các chính sách quản lý lãnh thổ với tư cách là chủ nhân vùng đất này.

Ý nghĩa

- Chính sách đồn điền là một chính sách toàn vẹn, khắc phục được các vấn đề cấp thiết đặt ra lúc bấy giờ. Đó là Giải quyết tình trạng đất hoang hóa, tăng thêm diện tích đất canh tác, Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Từ đó mà nông nghiệp thời Nguyễn cũng phát triển rõ rệt.

- Về cơ bản triều nguyễn dưới thời Tự Đức tăng cường thực hiện chính sách đồn điền, khai hoang ở các vùng biên ải đã đẩy mạnh ảnh hưởng của mình tại các vùng đất mới, qua đó đưa dân đến đây cấy cày bảo vệ, biến vùng đất khai hoang thành chủ quyền quốc gia lâu dài.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads