logo

Dấu chấm lửng là gì?

Câu hỏi: Dấu chấm lửng là gì?

Trả lời:

- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.

- Mục đích của việc sử dụng dấu chấm lửng:

+ Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.

+ Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.

+ Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.

+ Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.

Chú ý: Khi đọc bài có dấu chấm lửng cần ngắt nghỉ.

Ví dụ về dấu chấm lửng và tác dụng trong câu

Các món ăn Việt Nam được đưa vào từ điển như Bánh mì, Áo dài…

=> Dấu chấm lửng được sử dụng ở đây với mục đích vẫn còn nhiều ý chưa được liệt kê hết.

Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…

=> Tác dụng của dấu chấm lửng trên biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời.

Dấu chấm lửng cũng được bắt gặp rất nhiều trong giao tiếp mỗi ngày của chúng ta.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các loại dấu câu khác trong câu dưới đây nhé

1. Dấu phẩy (,)

Là loại dấu chấm câu được sử dụng nhiều nhất trong văn viết, nó có những tác dụng sau:

- Giúp phân biệt thành phần chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần khác trong câu.

- Phân biệt các vế trong câu ghép hoặc nhiều câu đơn với nhau.

- Phân tách các từ có cùng chức năng, ý nghĩa, từ đồng nghĩa trong câu.

- Phân tách giữa một từ với một bộ phận chú thích trong câu.

- Sau dấu phẩy, ta viết chữ bình thường, có thể xuống dòng khi hết trang.

Ví dụ: Vườn nhà Lan có trồng các loại hoa như hoa lan, hoa mai, hoa đào.

2. Dấu chấm (.)

Dấu chấm có tác dụng kết thúc một câu trần thuật, giúp người đọc biết câu chuyện chuyển sang một vấn đề khác. Sau dấu chấm ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và cách một khoảng ngắn bằng 1 lần nhấp phím space trên bàn phím máy tính.

Ví dụ: Trâm Anh là một học sinh giỏi, ngoan hiền. Thầy cô và bạn bè đều yêu mến bạn ấy

3. Dấu chấm hỏi (?)

Dấu chấm lửng là gì?

Trái ngược với nghĩa dấu chấm, dấu chấm hỏi các tác dụng để kết thúc một câu nghi vấn, câu hỏi nào đó. Vì dấu chấm hỏi dùng để kết thúc 1 câu nên câu tiếp theo ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên.

Ví dụ: Hôm nay là thứ mấy? Chắc chắn là thứ hai rồi.

4. Dấu chấm than (!)

Loại dấu chấm câu này có tác dụng là:

- Để kết thúc một câu cầu khiến hay cảm thán.

- Dùng để kết thúc câu hỏi hay câu đáp khi mình biết chính xác đáp án và khẳng định câu trả lời đó là chính xác.

- Hay tỏ thái độ ngạc nhiên, mỉa mai, châm biếm về nội dung câu chuyện được nghe.

Ví dụ: Ôi, mình cảm ơn các bạn rất nhiều!

5. Dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy được kí hiệu (;), đây là một loại dấu câu sử dùng để đánh dấu để xác định ranh giới giữa các vế ở trong một câu, hay có thể thấy ở những câu ghép phức tạp, bên cạnh đó dấu chấm phẩy cũng được dùng để đánh dấu cho ranh giới cho những câu có sử dụng phép liệt kê.

Ta có thể dễ dàng bắt gặp dấu phẩy nhất là trong những câu có vế sau bổ sung cho ý nghĩa của vế trước.

Khái niệm trên đây cũng bao gồm cách sử dụng dấu chấm phẩy trong câu, giúp cho các em dễ dàng nhận biết cũng như sử dụng dấu chấm phẩy đúng cách.

Nếu trong một câu có sử dụng dấu chấm phẩy, nên dừng lại một khoảng đọc ngắt quãng, thông thường thời gian ngắt nghỉ khi có dấu chấm phẩy trong câu thường sẽ nhiều hơn dấu phẩy nhưng không dài hơn dấu chấm.

Ví dụ về dấu chấm phẩy và tác dụng trong câu

Em rất thích chơi ở công viên; em thích chơi cầu tuột và xích đu ở công viên.

=> Trong câu trên là câu ghép có sử dụng dấu chấm phẩy, có tác dụng câu sau bổ sung ý nghĩa cho câu trước, cũng như chỉ ra ranh giới giữa các câu.

Ánh nắng vào buổi sáng rất đẹp và ấm áp, làm cho bầu trời cũng trở nên trong xanh và đẹp đến lạ kỳ; nhưng vào buổi trưa, ánh nắng dường như gắt hơn, khó chịu hơn.

=> Dấu chấm phẩy ở ví dụ trên có tác dụng ngăn cách vế trước và vế sau trong câu.

6. Dấu hai chấm (:)

- Báo hiệu một sự liệt kê. VD: Lớp 4 có rất nhiều môn học: Toán, TIếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lí....

Ngoài ra, dấu hai chấm còn sử dụng để:

- Nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp.

- Dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại

7. Dấu gạch ngang (-)

- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại

- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu. VD: "Đây là món quà nhỏ, hi vọng sẽ giúp ích cho bố" - Pax-can thầm nghĩ.

- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau. VD: Hi-ma-lay-a

- Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm. VD: Hôm nay là chủ nhật, ngày 28-2-2016.

8. Dấu ngoặc đơn (())

Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:

- Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác.

VD: Tôi (một cô gái mới lớn) vẫn chưa có nhiều vốn sống.

- Dùng để giải thích ý nghĩa cho từ.

VD: Các tài liệu và các công trình khoa học nghiên cứu về hệ Truyền động điệnkinh điển (thế kỷ 20) mặc dù chất lượng chưa cao nhưng nó là nền tảng và là động lựclớn cho sự ra đời của các công trình khoa học, các tài liệu có chất lượng cao

- Dùng để chú thích nguồn gốc của dẫn liệu

VD: Bài thơ "Mưa" (Trần Đăng Khoa) là một chuỗi những hình ảnh và am thanh sống động.

- Bổ sung, làm rõ ý:

VD: Bài "Phép trừ phân số" (tiếp theo) rất dễ hiểu.

9. Dấu ngoặc kép (“”)

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu

Ví dụ: Em thích nhất bài thơ "Những em bé ngủ ngoan trên lưng mẹ".

Người viết còn sử dụng dấu ngoặc kép để:

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp.

VD: Cô bảo: "Các con làm bài nhé!"

- Đóng khung tên riêng tác phẩm- Đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý. VD: Hôm nay chúng ta học bài "Phép trừ phân số".

icon-date
Xuất bản : 08/01/2022 - Cập nhật : 08/01/2022